Lừa đảo qua mạng xã hội: Nên trình báo ngay với cơ quan Công an_tỷ lệ trực tuyến
TheừađảoquamạngxãhộiNên trìnhbáongayvớicơquanCôtỷ lệ trực tuyếno số liệu thống kê của Digital, tính tới tháng 6/2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020-2021 (chiếm hơn 70% dân số); số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong vòng 1 năm (tương đương 73,7% dân số). Mỗi ngày, người dùng Việt Nam dành tới gần 7 giờ để tham gia các hoạt động liên quan tới Internet.
Luật sư Nguyễn Hữu Toại - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hừng Đông cho biết: Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 quy định: Người có hành vi gian dối phải chịu trách nhiệm hình sự khi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 trở lên. Đối với trường hợp chiếm đoạt dưới 2.000.000 sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Căn cứ theo theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
Luật sư Toại cũng cho biết, bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính, đối một số trường hợp sau sẽ bị xử lý hình sự:
Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Để xử lý được kẻ lừa đảo cũng như lấy lại số tiền bị lừa, người bị hại nên trình báo lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết.
Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện mình bị lừa đảo qua mạng là thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng.
Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết.
Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn trình báo công an;
- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);
- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).
Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.
Hoặc người dân có thể gọi ngay đến đường dây nóng: 0692348560 của cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an.
(Theo VOV)
Hai chiêu thức lừa đảo mới nhắm đến người dùng MoMo
Hành vi mạo danh ví MoMo đã khá phổ biến, song hình thức lừa đảo quét mã QR để lấy tiền trong ví còn mới mẻ.
相关文章
Khách nữ 'làm loạn' trên máy bay, quân đội phải can thiệp
Jet2, một hãng hàng không giá rẻ của Anh, báo cáo rằng đã có một “hành khách gây rối nghiêm trọng” t2025-01-22Alexander Zverev lần đầu vô địch Paris Masters
Zverev đã có một màn trình diễn áp đảo trước Humbert khi hai người đối đầu với nhau ở trận chung kết2025-01-22Davis Thompson vô địch giải golf John Deere Classic 2024
Kết thúc ngày thi đấu chung kết diễn ra ngày 8/7, Davis Thompson giành ngôi vô địch với tổng điểm -22025-01-22Nelly Korda trở lại với giải đấu The Annika Driven At Pelican
Giải đấu này diễn ra từ đêm nay (14/11, theo giờ Việt Nam) và kéo dài đến rạng sáng 18/11, trên cụm2025-01-22Những điểm đón năm mới sang trọng và đầy lãng mạn được giới tỷ phú ưa chuộng
Du thuyền của các tỷ phú đổ về Saint BarthNhiều người thường dành kỳ nghỉ lễ ở nhà với người thân, g2025-01-22Làm rõ đoạn video Lionel Messi lên tiếng ủng hộ đội tuyển Indonesia
Trước thềm trận đấu giữa Indonesia và Australia ở vòng loại thứ ba World Cup 2026, trên mạng xã hội2025-01-22
最新评论