Liên quan đến việc nhiều nhân viên y tế phản ánh các bất cập mà họ phải chịu trong quá trình hành nghề tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM,treobóng đá cúp pháp Báo Dân trítiếp tục nhận được đơn thư từ một số trường hợp bị "treo" bảo hiểm xã hội kéo dài vì không được giải quyết đơn xin nghỉ.
Hơn 2 năm không được giải quyết đơn xin thôi việc
Viết trong đơn gửi đến Báo Dân trí, chị N.B. (30 tuổi, ngụ TPHCM) rất bức xúc khi đã 2 năm vẫn chưa được Viện Y dược học dân tộc TPHCM giải quyết đơn xin thôi việc.
Từ năm 2018, chị B. là nhân viên Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM. Ngày 1/12/2021, chị B. nộp đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình, báo cáo với Viện Y dược học dân tộc TPHCM sẽ thôi làm việc từ ngày 15/1/2022 (tức đúng 45 ngày sau khi nộp đơn theo Luật Lao động).
Ngày 7/12/2021, Viện Y dược học dân tộc TPHCM phản hồi chưa giải quyết cho chị B., vì thiếu nhân sự và chưa tìm được người thay thế.
Đến ngày 14/1/2022, tại buổi làm việc với Viện Y dược học dân tộc TPHCM, chị B. trình bày hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn vì nhà neo đơn, không người chăm sóc mẹ già trên 70 tuổi vừa bị té gãy xương, nên xin lãnh đạo Viện Y dược học dân tộc TPHCM xét cho chị B. thôi việc theo nguyện vọng.
"Nhưng Viện Y dược học dân tộc TPHCM không đồng ý cho tôi nghỉ việc theo Luật Lao động, họ nói rằng tôi nghỉ việc trước khi Viện Y dược học dân tộc TPHCM chấp thuận thì họ sẽ đề xuất kỷ luật tôi vì tự ý bỏ việc", chị B. nói.
Theo chị B., trong tháng 4/2022, chị nhận 2 thư mời của Viện Y dược học dân tộc TPHCM đề nghị quay lại vị trí làm việc, cũng như đến làm việc liên quan quy định của pháp luật về viên chức.
Chị tiếp tục trình bày hoàn cảnh khó khăn khi mẹ chồng sức khỏe yếu, bị bệnh phải nhập viện thường xuyên, bản thân bị nang lạc nội mạc tử cung và bệnh phụ khoa, đang thăm khám bác sĩ, không thể tiếp tục làm việc.
Ngày 21/7/2022, Viện Y dược học dân tộc TPHCM lại gửi thư mời chị B. quay lại vị trí làm việc và họp với ban giám đốc. Lúc này, chị B. mang thai, kèm thêm các khó khăn trước đó, nên phản hồi không làm việc trở lại. Và Viện Y dược học dân tộc TPHCM vẫn giữ quan điểm là nhân viên tự ý bỏ việc.
"Sau cuộc họp, tôi không được Viện Y dược học dân tộc TPHCM quan tâm hay hỗ trợ bất kỳ một thông tin nào hướng dẫn làm thủ tục để hưởng chế độ thai sản, hoặc Viện Y dược học dân tộc TPHCM giải quyết cho tôi nghỉ việc bằng hình thức nào, và tôi vẫn chờ đợi. Sau đó, mẹ tôi phải mổ mắt, phẫu thuật can thiệp động mạch vành nên sức khỏe yếu hơn, còn tôi sinh em bé", chị B. viết trong đơn.
Từ đó đến nay, chị B. lại được Viện Y dược học dân tộc TPHCM gửi thư mời đến họp nhiều lần, nhưng việc xin nghỉ vẫn bế tắc.
Cuộc sống lao đao
Theo chị B., dù sinh con, chị mất hết tất cả khoản hỗ trợ thai sản, vì không được đóng bảo hiểm từ năm 2022.
"Tôi hiện nuôi con nhỏ, chỉ còn một mình chồng là trụ cột chính. Chồng tôi từng làm nhân viên y tế tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM 10 năm, cũng bị Viện Y dược học dân tộc TPHCM kỷ luật vì tự ý nghỉ việc, dù đã nộp đơn xin nghỉ trước 45 ngày, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Vì quyết định của Viện Y dược học dân tộc TPHCM, vợ chồng tôi không xin được công việc chính thức ở đâu cả. Tôi mong muốn được Viện Y dược học dân tộc TPHCM trả lại tất cả khoản tiền đã mất thời gian qua, gồm bảo hiểm thai sản, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) để có thể trang trải phần nào cuộc sống hiện tại", chị B. bày tỏ.
Tương tự hoàn cảnh trên, chị M.T. cho biết, bản thân làm việc ở Viện Y dược học dân tộc TPHCM hơn 15 năm.
Đến năm 2022, chị T. sinh con. Vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, chồng công tác xa, ở nhà còn mẹ già 90 tuổi sức khỏe yếu, chị T. quyết định xin nghỉ việc. Nhưng đến khi xin nghỉ việc vì hoàn cảnh cá nhân, Viện Y dược học dân tộc TPHCM vẫn không giải quyết cho người phụ nữ này, với lý do chưa bố trí được người thay thế.
Dù vậy, theo nữ nhân viên y tế, thời gian chị cận ngày sinh và nghỉ hậu sản, phía Viện Y dược học dân tộc TPHCM vẫn có người vào… thay thế. Bản thân người phụ nữ chỉ là nhân viên bình thường, đã bàn giao đầy đủ công việc, cũng không phải đền bù các khoản tiền nào cho Viện Y dược học dân tộc TPHCM.
Sau 45 ngày nộp đơn mà không được Viện Y dược học dân tộc TPHCM xử lý, chị T. chủ động đơn phương dừng công việc theo quy định của Luật Lao động. Và từ đó đến nay, sổ bảo hiểm xã hội của chị cũng bị "treo" lại.
"Gần 2 năm rồi, tôi không thể làm được việc gì. Tôi chỉ muốn Viện Y dược học dân tộc TPHCM giải quyết nghỉ việc và kết sổ bảo hiểm xã hội cho tôi. Giờ tôi ở nhà, làm sao đủ sống. Tôi đã phục vụ cho Viện Y dược học dân tộc TPHCM hơn 15 năm, trước đây không có chuyện như thế này", nữ nhân viên y tế tâm sự.
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
Ngày 16/9, phía Viện Y dược học dân tộc TPHCM xác nhận, đơn vị đã nhận được công văn của Báo Dân trívề các phản ánh bất cập, trong đó có liên quan đến những người đã nghỉ việc hoặc viên chức, người lao động của Viện Y dược học dân tộc TPHCM.
Viện Y dược học dân tộc TPHCM cho biết, cơ quan này đang phải ưu tiên thực hiện các công việc tiếp tế thuốc, vật tư y tế cho đồng bào miền Bắc ứng phó khẩn cấp với bão, lũ nên sẽ rà soát và cung cấp thông tin cho Báo Dân trísau.
Trả lời câu hỏi của Báo Dân trívề sự việc tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động.
Cụ thể, người lao động phải báo trước ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn 12-36 tháng, ít nhất 3 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng.
Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, người lao động không phải báo trước khi thuộc trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 và Điều 138 Bộ luật Lao động, như: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận; không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động...
Sở Lao động - Thương binh và xã hội TPHCM khẳng định, căn cứ Luật Lao động, người lao động khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, đảm bảo quy định thời hạn báo trước, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc chấm dứt HĐLĐ cho người lao động, cũng như thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ các bên khi chấm dứt HĐLĐ.
Trong trường hợp bị "treo" BHXH vì không được giải quyết đơn nghỉ việc kéo dài, người lao động có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về BHXH, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Cụ thể, người lao động có thể gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp lên Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP. Ngoài ra, người lao động cũng có thể thực hiện khiếu nại đối với hành vi vi phạm về BHXH, theo quy định tại Điều 119 Luật BHXH và Điều 15 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP.
Đối với việc nhiều nhân viên y tế phản ánh bị Viện Y dược học dân tộc TPHCM "treo" đơn xin nghỉ việc kéo dài, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, viên chức được giải quyết thôi việc không thuộc một trong các trường hợp theo khoản 2 Điều 57 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
Nếu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc phải thông báo bằng văn bản, gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết, theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức.
Phía Sở Y tế TPHCM cho biết, các nội dung người lao động phản ánh tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM cần thời gian kiểm tra, xác minh. Do đó, Giám đốc Sở Y tế đã chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế tham mưu kiểm tra, xác minh theo quy định.
Bất hợp lý
Trao đổi với Báo Dân trí liên quan đến việc nhân viên y tế bị nơi làm việc không giải quyết thôi việc kéo dài, với lý do "chưa bố trí được người thay thế", luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi năm 2019), viên chức có hợp đồng làm việc xác định thời hạn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp như:
Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; không được trả lương đầy đủ hoặc trả không đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc; bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động.
Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng; viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 3 tháng liên tục mà khả năng làm việc được chưa hồi phục...
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về viên chức chưa được giải quyết thôi việc, có nội dung "do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế".
Trước đây, theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP, nếu viên chức tự ý nghỉ việc thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức như: Khiển trách, cảnh cáo hoặc buộc thôi việc. Tuy nhiên, điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã bãi bỏ những quy định này.
Như vậy, hiện nay không còn quy định cụ thể về hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng. Ngoài ra, việc lấy lý do "không tìm được người thay thế" để treo đơn nghỉ việc của nhân viên nhiều tháng, mà không xác định mốc thời gian giải quyết cụ thể là bất hợp lý.
Viên chức, người lao động có thể làm đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng như: Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, để được can thiệp giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.