Sáng 24/2,ệtNamđãvàđangtíchhợpchatbotvàocácwebsitechínhphủbang xep hang bong da the gioi Viện Chiến lược Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu phát triển nền tảng ứng dụng chatbot trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ kiểm tra triệu chứng Covid-19 và điều tra xã hội học trực tuyến tại Việt Nam. Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ TT&TT và Liên minh viễn thông Châu Á - Thái Bình Dương (APT), với sự tham gia của các chuyên gia Nhật Bản, Việt Nam và đại diện ban thư ký APT. Theo ông Nguyễn Thành Phúc - Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin & Truyền thông, mục tiêu của dự án là phát triển nền tảng dịch vụ công trực tuyến dựa trên chatbot để tích hợp trên website của các cơ quan nhà nước. Với hệ thống này, cơ quan quản lý nhà nước có thể tương tác với người dân thông qua chatbot trả lời câu hỏi, nhắn tin tự động và thực hiện khảo sát điện tử để kiểm tra các triệu chứng dịch bệnh, từ đó lên kế hoạch phòng ngừa và điều trị. Nền tảng chatbot sẽ giúp các cơ quan tiếp cận người dân nhanh nhất, đồng thời phát hiện và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao và đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời. “Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam hiểu rõ tầm quan trọng và hiệu quả của các giải pháp CNTT như AI, chatbot nhằm tiết kiệm chi phí trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19. Thông qua việc đánh giá mức độ phù hợp khi triển khai ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch, Việt Nam có thể trở thành mô hình tham khảo cho các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, ông Phúc nói. Thực tế cho thấy, Viện Chiến lược Thông tin & Truyền thông đã phối hợp cùng Quỹ KDDI (Nhật Bản) trong việc phát triển hệ thống chatbot. Hiện nền tảng chatbot đã ở mức hoàn thiện 100% với trợ lý ảo có khả năng nhận biết ngữ cảnh, hiểu được ngôn ngữ tiếng Việt và có khả năng đàm thoại. Theo bà Nguyễn Quỳnh Anh - Phó Trưởng Ban CNTT (Viện Chiến lược Thông tin & Truyền thông), nền tảng chatbot đã được nhúng vào các trang web chính thức của cơ quan hữu quan Việt Nam với hai ứng dụng là kiểm tra triệu chứng Covid-19 và điều tra xã hội học. Hệ thống dựa trên mã nguồn mở có khả năng tương thích với các kênh nhắn tin phổ biến như Facebook Messenger, Telegram, Slack… Đội ngũ phát triển có thể nhúng trực tiếp chatbot vào website hoặc phần mềm mà không cần “code”. Nền tảng chatbot này cũng có khả năng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau trong việc phân tích và xử lý ngữ cảnh hội thoại. Đã có 20.000 báo cáo về các triệu chứng của Covid-19 được người dân gửi tới hệ thống chatbot. Tính năng khảo sát của chatbot cũng ghi nhận khoảng 5.000 ý kiến phản hồi. Trong thời gian tới, Viện Chiến lược khuyến nghị mở rộng cấu hình và chức năng của hệ thống chatbot để dùng cho việc tìm kiếm dữ liệu, chia sẻ thông tin công cộng và phục vụ hỏi đáp về giấy phép kinh doanh. Theo đó, chatbot có thể giúp người dân truy cập cổng dữ liệu mở (data.gov.vn) để lấy thông tin họ muốn mà không cần điều hướng qua trang web. Các doanh nhân khởi nghiệp có thể hỏi chatbot Chính phủ về các quy tắc, quy định của chính quyền địa phương đối với việc cấp giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, hệ thống chatbot có thể cung cấp cho người dân thông tin về các cơ quan Chính phủ, tin tức, thông cáo báo chí hay phản ánh khiếu nại,...Ông Nguyễn Tử Quảng: Đây là cơ hội tốt phát triển giải pháp AI chatbot của Việt Nam
Với vai trò Chủ tịch Ủy ban phát triển AI thuộc VINASA, CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng khuyến nghị việc nâng cấp giải pháp AI chatbot với dữ liệu để đào tạo là của Việt Nam và do người Việt Nam làm chủ công nghệ.