Vì sao trường dân lập không được tuyển sinh lớp 10?_trực tiếp hôm qua
- Trao đổi với VietNamNet,ìsaotrườngdânlậpkhôngđượctuyểnsinhlớtrực tiếp hôm qua phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho biết,sở đã ban hành quy định tạm thời về điều kiện tuyển sinh vào THPT cho các trườngngoài công lập cho năm học 2014-2015.
Đủ 5 tiêu chuẩn mới giao chỉ tiêu
- Xin ông cho biết lý do Sở GD-ĐT Hà Nội có quy định tạm thời trường THPT dânlập không được tuyển sinh lớp 10 năm nay?
Trước hết, tôi khẳng định sở không có quy định tạm thời nào là trường THPT dân lậpkhông được tuyển sinh năm nay cả. Trên thực tế, theo chủ trương xã hội hóa của nhànước, lực lượng các trường ngoài công lập đã đóng vai trò tích cực trong sự nghiệpgiáo dục đào tạo của Thủ đô.
Hiện nay riêng số trường THPT ngoài công lập Hà Nội đã lên đến hơn 100 trường,nhiều trường trong số đó có chất lượng tốt, là một địa chỉ đáng tin cậy của các emhọc sinh và gia đình.
Tuy vậy, trong những năm qua, không phải trường nào cũng thực hiện nghiêm túc cácquy định của ngành, có trường thì cơ sở vật chất còn tạm bợ, xuống cấp, trang thiếtbị không được đầu tư nên nghèo nàn, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cũng thiếuthốn, chắp vá. Thậm chí từng có trường do khó khăn phải tự giải thể, ngừng hoạt độnggiữa chừng khiến cho các em học sinh bơ vơ, gây bức xúc cho các phụ huynh.
Để chấn chỉnh hoạt động của các trường học ngoài công lập, đảm bảo quyền lợi chocác em học sinh, ngày 11/11/2013 UBND TP đã có Chỉ thị số 25/CT-UBND về việc tăngcường quản lý hoạt động các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn TP Hà Nội(trong đó có giao cho Sở GD-ĐT nhiệm vụ: Rà soát tất cả các cơ sở giáo dục ngoài cônglập, đảm bảo quản lý hoạt động theo đúng quy định).
Trên cơ sở đó Sở GD-ĐT đã có văn bản 10967/SGD&ĐT-TCCB ngày 20/12/2013 hướng dẫnthực hiện tăng cường quản lý hoạt động các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bànThành phố Hà Nội.
Qua đó, Sở sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá, đôn đốc các trường trong việc thực hiệncác quy định của các cấp quản lý...
Cùng với đó, ngày 15/2/2014 Sở cũng đã ban hành quy định tạm thời về điều kiệntuyển sinh vào THPT cho các trường ngoài công lập cho năm học 2014-2015. Các trườngphải có 5 tiêu chuẩn về các điều kiện về tổ chức dạy và học, trong đó có 3 điều kiệnquan trọng là: tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất và công tác tài chính phải đảm bảo thìmới được giao chỉ tiêu tuyển sinh.
- Có bao nhiêu trường thuộc diện chưa chuyển đổi theo quy định và hiệu trưởng,hiệu phó hết nhiệm kỳ bị tạm thời không được tuyển sinh năm nay, thưa ông?
Trong số 107 trường THPT ngoài công lập, có 10 trường chưa thực hiện xong việcchuyển đổi (tuy nhiên trong đó có 5 trường thực tế đã xin tạm dừng họat động năm học2013-2014) như vậy chỉ có 5 trường đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi.
Việc đơn vị tạm thời không được tuyển sinh năm nay chỉ quyết định sau 31/3/2014 -thời điểm các đơn vị cam kết thực hiện bổ sung, khắc phục tồn tại sau khi kiểm tra.
Sơ bộ kiểm tra có 3 trường hiện không có hiệu trưởng, 25 hiệu trưởng đã hết thờihạn công nhận, 16 phó hiệu trưởng hết thời hạn công nhận.
Tăng cường quản lý hoạt động của trường ngoài công lập
- Nếu đến hết thời hạn 31/3, các trường chưa chuyển đổi theo quy định hoặc chưabổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó lãnh đạo sở có lường đến việc sẽ thiếu chỗ học cho họcsinh sau lớp 9?
Việc các trường chưa hoàn thành việc chuyển đổi sẽ không ảnh hưởng đến việc thiếuchỗ do hầu hết những trường chưa chuyển đổi này có số học sinh không nhiều. Chúng tôiquy định hết 31/3/2014.
- Động thái mạnh mẽ này của sở có giúp chấn chỉnh công tác quản lý ở các trườngdân lập được tốt hơn hoặc kỳ vọng xa hơn là nâng chất dạy và học không thưa ông?
Không phải năm nay Sở GD-ĐT mới đi kiểm tra, mà thực hiện chức năng quản lý nhànước, việc kiểm tra vẫn được thực hiện hàng năm.
Năm nay tổ chức kiểm tra và kiên quyết không giao chỉ tiêu nhằm thực hiện nghiêmtúc Chỉ thị số 25/CT-UBND của UBND Thành phố về việc tăng cường quản lý hoạt động cáccơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn, đồng thời cũng để công tác quản lý ở cáctrường ngoài công lập ngày càng đi vào nề nếp theo đúng quy định, đảm bảo công bằngcho các em học sinh.
Đây cũng là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng đầu vào THPT theo yêu cầu đổi mớigiáo dục.
- Đến nay, Hà Nội đã có bao nhiêu trường chuyển đổi từ dân lập sang mô hình tưthục theo quy định của Luật Giáo dục thưa ông? Quá trình chuyển đổi các trường có gặpnhiều khó khăn?
Hiện nay có 97/107 trường đã chuyển đổi, hoạt động theo loại hình tư thục, căn cứThông tư số 11/2009/TT-BGD&ĐT ngày 08/5/2009 của Bộ GD-ĐT quy định về trình tự, thủtục chuyển đổi. Sở GD-ĐT đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho các trường về quytrình, danh mục hồ sơ, thủ tục chuyển đổi.
Thực tế từ 2009 đến nay hầu hết các trường đã thực hiện xong việc chuyển đổi,những trường chưa chuyển đổi đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ.
- Sở GD-ĐT Hà Nội gỡ khó cho các trường khi gặp khó khăn như thế nào?
Qua kiểm tra, Sở GD-ĐT cùng với việc đôn đốc, nhắc nhở đã hướng dẫn giúp đỡ cáctrường tìm cách giải quyết những vướng mắc tồn tại. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiệnthời gian đến 31/3/2014 để các trường khắc phục, hoàn thiện những tồn tại, đảm bảonhững điều kiện tốt nhất cho học sinh.
- Cảm ơn ông!
- Kiều Oanh (thực hiện)