Phát lộ thêm nhiều dấu tích đàn tế của triều đại Tây Sơn tại Huế_kết quả trận đấu australia

时间:2025-01-26 11:29:44来源:PhongThuyBet作者:Cúp C2

Núi Bân còn có tên gọi khác là hòn Thiên (Thiêng),átlộthêmnhiềudấutíchđàntếcủatriềuđạiTâySơntạiHuếkết quả trận đấu australia núi Ba Tầng, núi Ba Vành... cao 43m, nằm ở phía nam núi Ngự Bình (phường An Tây, TP.Huế).

Di tích lịch sử quốc gia núi Bân - nơi gắn liền với dấu tích của triều đại Tây Sơn - Nguyễn Huệ. Ảnh: Văn Thể Huế

Được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1988, núi Bân là nơi từng được phát hiện nhiều dấu tích quan trọng liên quan đến đàn Nam Giao dưới triều Tây Sơn, gắn liền với tên tuổi vị anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Sau thời gian khai quật khảo cổ tại Di tích quốc gia núi Bân, giữa tháng 6/2023, đoàn khảo cổ đã đưa ra các kết luận về kỹ thuật xây dựng, quy mô, kết cấu, di vật, niên đại xây dựng… tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật giai đoạn 2 di tích núi Bân, do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp Sở VH-TT&DL tỉnh TT-Huế tổ chức.

Kết quả khai quật đã xác định núi Bân là đàn tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ, được xây dựng trong thời gian ngắn bằng cách xẻ núi, san nền tạo mặt bằng. 

Dấu tích bề mặt các tầng đàn tế sau khi khai quật. Ảnh: Văn Thể Huế

Những vị trí trống khuyết hoặc bị lõm hụt đều được bồi đắp bổ sung bằng đất sét vàng thuần hoặc gia cố thêm sỏi cuội và đá dăm. Một số vị trí được xếp bó móng bằng đá núi và gạch vỡ. 

Toàn bộ đàn tế gồm 3 tầng hình nón cụt chồng xếp lên nhau, phần đế đàn được xẻ, xắn thành góc, cạnh. Ngoài những cạnh đàn là vách núi đá tự nhiên, nhiều vị trí được xây xếp, bổ sung bằng gạch đá tạo thành mặt bằng hình bát giác, mỗi cạnh dài từ 32-33m.

Trước đó, qua nhiều năm rơi vào tình trạng hoang phế, trở thành nơi xây dựng, chôn cất mồ mả của dân địa phương, nên di tích núi Bân đã có những xáo trộn và biến dạng.

Trong quá trình nghiên cứu, khai quật mới đây, đoàn khảo cổ đã phát hiện một số các mảnh gạch vỡ và đá lẫn trong đất. Những dấu tích bó móng, kè đá và gạch xuất lộ, đặc biệt là gạch tìm thấy trong các hố đào, qua giám định đã xác định được tính chất, niên đại của hiện vật trong khoảng thế kỷ 18. 

Gạch tìm thấy trong các hố đào, qua giám định đã xác định được tính chất, niên đại của hiện vật trong khung thế kỷ 18. Ảnh: Văn Thể Huế

Gạch ở đây có kích thước và màu sắc hoàn toàn tương đồng với các loại gạch bó móng kiến trúc tìm thấy tại các đền, phủ thời chúa Nguyễn và các công trình kiến trúc xây dựng giai đoạn đầu triều nhà Nguyễn tại Huế. 

Những di vật này, bên cạnh việc trưng bày, giới thiệu về vật liệu tham gia xây dựng đàn tế, còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đối sánh tư liệu, phục vụ hiệu quả cho công tác nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích thời Tây Sơn trên vùng đất Phú Xuân - Huế.

Theo ông Nguyễn Ngọc Chất - Phó trưởng Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm thuộc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, qua kết quả nghiên cứu, khai quật, với diễn biến địa tầng và những vết tích nền móng kiến trúc được làm xuất lộ đã đem đến những nhận thức mới, có giá trị trong việc xác định quy mô, kết cấu nguyên gốc của đàn tế giao thời Tây Sơn ở núi Bân, đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Kết quả đó đã góp phần xác nhận núi Bân chính là nơi lập đàn tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ. Đây cũng là xuất phát điểm của cuộc hành binh thần tốc, táo bạo tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược, làm nên chiến công hiển hách của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ vào đầu xuân Kỷ Dậu 1789.

Cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ xin công nhận núi Bân là Di tích Quốc gia đặc biệt. Ảnh: Văn Thể Huế

Theo các nhà nghiên cứu, di tích núi Bân là di tích hiếm hoi còn lại của triều đại Tây Sơn trên vùng đất Huế, là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng và oai hùng, gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và tên tuổi của Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Năm 1988, Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT&DL) đã xếp hạng núi Bân là Di tích lịch sử quốc gia. Năm 2008, UBND tỉnh TT-Huế đã đầu tư tôn tạo và xây dựng khu tưởng niệm với điểm nhấn là tượng đài Quang Trung cùng không gian cảnh quan nhằm tạo thành một công viên văn hóa và điểm du lịch ở trục phía Tây Nam thành phố Huế.

TS Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho rằng, nhìn ở góc độ di sản Huế, di tích núi Bân rất giá trị, đặc biệt trong triều đại Tây Sơn lại càng quý. Những kết quả trong các đợt khảo cổ núi Bân cần được tiếp tục nghiên cứu sâu để bảo tồn, phát huy hiệu quả.

Từ việc tiếp tục phát hiện nhiều dấu tích quan trọng liên quan đến đàn Nam Giao dưới triều Tây Sơn tại Huế, các nhà nghiên cứu đề xuất cần sớm chuẩn bị tư liệu, xây dựng hồ sơ xin công nhận núi Bân là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Biến di tích, di sản thành hàng hóa của văn hóaThực tế cho thấy các di tích, di sản, các điểm đến văn hóa cũng là tài nguyên để phát triển du lịch.
相关内容
推荐内容