"Gia đình tôi từng có giai đoạn khó khăn,ànngàybánvésốgiúphọcsinhnghèocủathầygiáoởmiềnTâty le 7m truc tuyen mẹ khuyên tôi đi bán vé số kiếm thêm, nhưng tôi đã quả quyết rằng, dù có làm gì cũng không bao giờ đi bán vé số. Hồi trước tôi ghét việc bán vé số, nhưng giờ ngày nào cũng đi bán và cảm thấy rất vui", thầy Nguyễn Nhựt Tân (42 tuổi, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Phong Điền 1, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) chia sẻ.
Thầy Tân dạy môn Mỹ thuật tại Trường Tiểu học thị trấn Phong Điền 1 từ năm 2008. Thầy bộc bạch rằng "ban đầu chỉ định làm tạm để chờ việc khác, nhưng rồi thấy học sinh thân thương quá nên làm nghề giáo đến bây giờ".
Gắn bó với nghề, ngoài tự trau dồi kinh nghiệm để dạy tốt hơn, thầy Tân còn giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn trong cuộc sống. 5 năm trước, thầy và nhiều đồng nghiệp bắt đầu thực hiện các hoạt động thiện nguyện thường xuyên.
Hàng tháng, nhóm thiện nguyện giáo viên đều tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo. Đi càng nhiều, lại thấy càng nhiều hoàn cảnh đáng thương, dù vậy với thu nhập giáo viên thầy Tân khó trích ra số tiền lớn để giúp đỡ.
"Lúc đó rất muốn có tiền để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, rồi các thầy cô cứ khuyên tôi đi bán vé số, ai cũng nói tôi đi bán sẽ đắt hàng. Vì vậy, dù từng rất ghét việc bán vé số, cũng thấy ngại nhưng tôi vẫn thử, ban đầu chỉ đặt mục tiêu bán được 120 tờ mỗi ngày.
Vậy mà ngày đầu tiên tôi bán 240 tờ hết veo. 4 ngày bán đã có lãi 1 triệu đồng, giúp được cho một em học sinh khó khăn, tôi mừng lắm", thầy Tân kể.
Thầy Tân chia sẻ, những ngày đầu đi bán vé số, vì đi bộ chưa quen, đêm về bắp chân đau nhức, nổi hạch. Cũng không ít lần thầy bị người khác nghi ngờ, thắc mắc khi thấy một người khỏe mạnh, lịch sự đi bán vé số.
Cũng theo thầy Tân, trong mấy năm dịch Covid-19, có ngày thầy bán được 1.000 tờ vé số, lãi được 1,1 triệu đồng. Tiền lời đều được thầy dùng để hỗ trợ trực tiếp hoặc mua thực phẩm phân phát cho người khó khăn.
Mỗi ngày, sau giờ tan lớp, vẫn trong trang phục áo sơ mi, quần tây, thầy Tân đi dọc các quán ăn, quán cà phê khắp thị trấn Phong Điền và vùng lân cận chào mời mua vé số. Với mục tiêu mỗi ngày bán 200 vé, có những ngày trời mưa thầy phải đi đến tối muộn mới về nhà.
Sau mấy năm bán vé số, đến nay thầy Tân không nhớ hết danh sách khách quen của mình. Dù vậy, giờ nào trong ngày, thứ nào trong tuần, thầy vẫn biết được những khách tiềm năng đang ngồi ở đâu, thậm chí thầy còn nhớ rõ "khách ruột" thích số nào.
Ông Huỳnh Văn Quân (50 tuổi, ngụ thị trấn Phong Điền) là một trong những khách ruột của thầy Tân, cho biết mọi người rất ủng hộ việc thầy Tân bán vé số lấy tiền giúp người nghèo. Cuối buổi chiều, ông Quân cùng nhóm bạn thường ngồi quán quen chờ thầy Tân đến chào mời mua vé số.
Em Lương Thị Hồng Đào (17 tuổi, ngụ huyện Phong Điền) mồ côi cha mẹ, ở cùng bà ngoại. Hoàn cảnh ngặt nghèo hơn khi gần đây bà ngoại của Đào bị tai biến, em cũng phải nhập viện phẫu thuật u vùng hạ vị, nang buồng trứng.
"Ngày nhập viện em chỉ có 1 triệu đồng, chi phí phẫu thuật tốn 10 triệu đồng đành phải thiếu nợ bệnh viện. May mắn hoàn cảnh của em được thầy Tân biết đến, thầy đã vận động mọi người cùng chung tay hỗ trợ em hơn 9,2 triệu đồng", cô gái nghẹn ngào.
Đào là một trong rất nhiều người ở huyện Phong Điền đã nhận được giúp đỡ từ nhóm thiện nguyện của thầy Tân. Có nhiều học sinh trong huyện đã nhận được sự hỗ trợ từ thầy Tân như một gói học bổng không chính thức.
Thầy Nguyễn Tấn Lợi, Hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Phong Điền 1, nhận xét, thầy Tân có tinh thần trách nhiệm cao, luôn nỗ lực trong công việc, được đồng nghiệp và học sinh cùng người dân địa phương quý mến. Ngoài hoàn thành công tác giảng dạy, thầy Tân còn đề xuất và tham gia các chương trình hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có điều kiện tốt hơn để tiếp tục đến trường.
顶: 74573踩: 93
评论专区