Các doanh nghiệp lớn và nhỏ sẽ có thể sử dụng công nghệ 5G để cải thiện hoạt động,điềudoanhnghiệphiểusaivềlịch thi đấu bóng đá anh phục vụ khách hàng tốt hơn và đi tắt đón đầu trong việc cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên, vẫn còn những quan niệm sai lầm về 5G mà người dùng và doanh nghiệp gặp phải. Dưới đây, chúng ta sẽ giải mã sự thật đằng sau 5 quan niệm sai lầm phổ biến về 5G và tác động của nó đối với các doanh nghiệp lớn và nhỏ như thế nào.
5G chỉ là tốc độ
Phần lớn những thông tin xung quanh 5G đã tập trung vào tiềm năng để tăng cường tốc độ. Việc này cũng có thể hiểu được khi tốc độ tải xuống và tải lên giống nhau trên một số loại kết nối 5G, ví dụ như đối với 5G chúng ta chỉ cần 35 giây để tải xuống toàn bộ một bộ phim, so với 27 phút trên mạng LTE hiện nay.
Tuy nhiên, sự quan tâm về tốc độ có thể làm giảm đi các tính năng quan trọng khác của 5G. Theo như phát biểu của ông Karri Kuoppamaki - Phó Chủ tịch Chiến lược và Phát triển Công nghệ tại T-Mobile thì “5G là một công nghệ linh hoạt và đa năng, nó không chỉ xét về khía cạnh tốc độ mà thay vào đó, nó sẽ phát triển những gì đang diễn ra ngày nay đồng thời cải thiện nó và có lẽ quan trọng hơn là mở rộng phạm vi công nghệ vô tuyến sang các khả năng, dịch vụ, phân khúc và dịch vụ doanh nghiệp mới có yêu cầu cụ thể mà công nghệ ngày nay không đáp ứng được”.
Lớn hơn nhiều so với 4G, băng thông của 5G sẽ cung cấp vùng phủ sóng rộng khắp cần thiết cho các thiết bị (từ điện thoại đến ô tô) để giao tiếp với nhau và môi trường xung quanh. Với độ trễ cực thấp của mạng 5G, khả năng mạng xử lý dữ liệu với thời gian trễ gần như không tồn tại, có thể loại bỏ các rào cản đối với các trường hợp sử dụng như xe tự lái hoặc thực tế ảo, đòi hỏi phản hồi gần như tức thời. 5G cũng hứa hẹn mang lại sự cải thiện pin đáng kể cho các thiết bị, điều này sẽ mang lại lợi ích cho các ứng dụng Internet vạn vật (IoT) khác nhau.
“5G là một nền tảng cho sự đổi mới”, theo đánh giá của bà Susan Welsh de Grimaldo, một nhà phân tích công nghiệp và Giám đốc của công ty Strategy Analytics. Bà ta tin rằng tính linh hoạt trên phạm vi rộng, thay vì một hoặc hai tính năng, làm cho công nghệ thực sự mang tính cách mạng và có khả năng không chỉ cải thiện một loạt các hoạt động mà còn cho phép những tính năng hoàn toàn mới. Welsh de Grimaldo tiếp tục cho biết, trong tương lai, mạng 5G sẽ cung cấp năng lượng cho các thành phố kết nối, ô tô tự lái và sản xuất tự động, đây chỉ là một vài ví dụ về các ứng dụng mà 4G không thể hỗ trợ đầy đủ ngày nay.
Công nghệ 5G chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn
Will Townsend, một nhà phân tích cấp cao của Moor Insights and Strategy, cho biết, rất nhiều lần mọi người nói về 5G, điều đó rất tuyệt vời. Đó là lái xe tự lái, đó là các nhà máy thông minh, hay các ứng dụng mà chỉ các doanh nghiệp có ngân sách lớn mới có thể chi trả. Tuy nhiên, việc cung cấp các ưng dụng video di động có độ phân giải cao, thời gian thực với độ trễ thấp sẽ mở khóa một loạt các trường hợp sử dụng cho các doanh nghiệp nhỏ hơn, từ xử lý sự cố kỹ thuật tại hiện trường đến dịch vụ chuyển phát.
Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ vẫn gặp khó khăn trong việc có được kết nối internet ổn định, giá cả phải chăng, một vấn đề thậm chí còn lớn hơn đối với các doanh nghiệp ở các khu vực nông thôn, những người bị bỏ lại trong thời đại phân chia kỹ thuật số. Anshel Sag, một nhà phân tích công nghiệp tại Moor Insights và Strategic cho biết, đối với các doanh nghiệp nhỏ nói riêng, một trong những vấn đề là thiếu các lựa chọn cạnh tranh. Tôi nghĩ với 5G, bạn sẽ bắt đầu thấy sự cạnh tranh cao hơn rất nhiều trong việc có kết nối internet nhanh và giá cả phải chăng. Trao đổi thông tin rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, từ các nguyên tắc cơ bản như vùng phủ sóng di động đáng tin cậy đến các trường hợp sử dụng thế hệ tiếp theo như các công cụ cộng tác dựa trên thực tế ảo (VR) và các hệ thống bảo trì dự đoán.
Ông Mike Katz, Phó chủ tịch điều hành, T-Mobile for Business, người đứng đầu chiến lược kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) của công ty cho biết, mỗi kỷ nguyên kết nối mới giúp san bằng sân chơi cho doanh nghiệp nhỏ. Trước khi có 4G, các dịch vụ như trình chiếu, lưu trữ đám mây và các ứng dụng truyền thông xã hội di động mới không thể mở rộng được. Các mạng 3G đi trước 4G đơn giản là không đủ nhanh, mạnh hoặc đủ tin cậy để xử lý lượng dữ liệu khổng lồ cần thiết để biến chúng thành một trải nghiệm tuyệt vời. 5G tạo ra cơ hội cho một bước nhảy vọt lớn hơn theo cấp số nhân so với các bản nâng cấp mạng vô tuyến trước đây, vì vậy quy mô thay đổi sẽ lớn hơn nhiều đối với các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn.
5G và 4G không tương thích nhau
Trong lịch sử, mỗi lần công nghệ mạng vô tuyến mới ra đời sẽ thay thế thế hệ trước. Ngày nay, nếu bạn có một chiếc điện thoại thông minh, nó có thể kết nối với mạng 2G, 3G hoặc 4G, nhưng chỉ kết nối từng mạng một.
Điều đó không đúng với mạng 5G vì đây là thế hệ công nghệ đầu tiên cho phép các thiết bị kết nối với cả 5G và 4G LTE cùng một lúc. Nói cách khác, 5G không thay thế 4G mà nó tăng cường cho 4G. Khi mạng 5G tiếp tục hoàn thiện, ít nhất là lúc đầu, chúng sẽ dựa vào khả năng 4G. Đây là một điều tốt nhất cho cả hai mạng 4G và 5G về trải nghiệm.
Ở mức độ thực tế, điều này có nghĩa là nhiều ứng dụng hoạt động tốt trên 4G, chẳng hạn như hội nghị truyền hình, điện thoại thông minh và thực tế tăng cường sẽ có những cải tiến dần dần khi 5G được tích hợp vào mạng 4G hiện có.
Công nghệ có vấn đề và sẽ không hoạt động được trong các tòa nhà
5G không hoạt động tốt nhất trên một băng tần số duy nhất. Thay vào đó, nó có thể được triển khai trên ba băng tần , mỗi băng tần có thế mạnh riêng, bổ sung cho nhau.
Băng tần thấp, thường là băng tần dưới 1 GHz, có thể cung cấp vùng phủ sóng rộng, ổ định, không yêu cầu truyền dữ liệu cao nhưng rất quan trọng để cho phép phủ sóng 5G trên toàn quốc, kể cả ở khu vực nông thôn vẫn đang gặp khó khăn khi kết nối với internet tốc độ cao. Nó cũng có khả năng hỗ trợ thời lượng pin kéo dài cho các thiết bị IoT, khoảng 10 năm.
Tiếp theo là băng tần trung thường nằm trong khoảng từ 1 GHz đến 6 GHz, đây là băng tần cho phép truyền tải dữ liệu dung lượng cao, độ trễ thấp phù hợp cho các trường hợp như thực tế tăng cường, thiết bị đeo và các ứng dụng IoT quan trọng cần tốc độ phản hồi dữ liệu gần như tức thời.
Thật không may, hầu hết băng tần trung không có sẵn cho 5G vì nó đã được sử dụng cho 4G LTE, và việc triển khai lại băng tần sẽ mất thời gian. Và cuối cùng là băng tần số cực cao, chẳng hạn như sóng milimet (mmW), điển hình là băng tần trên 24 GHz, có thể được triển khai để cung cấp tốc độ dữ liệu rất nhanh, dung lượng lớn hơn, chất lượng và độ trễ thấp, nhưng không truyền đi xa, và không thể xâm nhập các tòa nhà hoặc thậm chí cửa sổ.
Theo ông Karri Kuoppamaki cho biết, trong triển khai thực tế của băng tần mmW, chúng ta đã thấy rất nhiều trạm phát sóng được lắp đặt trong khoảng từ vài trăm feet đến khoảng một nghìn feet. Tần số cao cũng không có khả năng xuyên tốt vào các vật thể, điều này dẫn đến niềm tin rằng 5G không hoạt động trong các tòa nhà. Mặc dù sóng mmW rất tốt cho các điểm tập trung lưu lượng cao trong môi trường đô thị. Tuy nhiên, hầu hết các ứng dụng không cần tốc độ cực cao mà cần có vùng phủ sóng ổn định.
Trong khi đó, Anshel Sag cho biết thêm, tần số thấp hơn có thể đi xuyên qua các bức tường bê tông và gạch mà tín hiệu sóng mmW không bao giờ có thể làm được. Khi mạng đã hoàn thiện, có sự tương tác của cả ba băng tần số có nghĩa là bạn sẽ có thể nhận được nhiều tín hiệu hơn ở nhiều nơi hơn trước đây và điều này cuối cùng sẽ mở ra các giải pháp mới, sáng tạo cho các ứng dụng thế hệ tiếp theo yêu cầu băng thông cao, độ trễ thấp và kết nối liên tục như xe tự lái và giao hàng bằng thiết bị bay không người lái (drone).
5G sẽ không có sẵn trong ít nhất một vài năm nữa
“Nỗi lo lắng lớn nhất của mọi người là công nghệ chưa sẵn sàng nhưng tôi nghĩ các doanh nghiệp nên liên tục đánh giá lại liệu 5G có hợp lý với họ ngày hôm nay hay không, và liên tục xem xét các dịch vụ có sẵn trong khu vực của họ. Mọi thứ đang thay đổi rất nhanh; có thể 5G không có ý nghĩa đối với doanh nghiệp của bạn bây giờ, nhưng có khả năng trong 5 tháng tới mạng sẽ thay đổi mạnh mẽ và lúc đó bạn sẽ có lợi khi có 5G”, ông Anshel Sag nói.
Theo nhận định của ông Kuoppamaki thì vào cuối năm 2019, các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm các dịch vụ đầu tiên mà 5G mang lại. Cũng như đối với các mạng 4G đầu tiên được ra mắt cách đây khoảng một thập kỷ; Mặc dù trải nghiệm người dùng vượt trội hơn rất nhiều so với 3G, nhưng mọi người và doanh nghiệp phải mất một khoảng thời gian để hiểu được khả năng của nó. Đối với 5G cũng vậy, hiện tại chưa thấy được sức mạnh rõ rệt nhưng một khi được phủ sóng rộng khắp, nó sẽ bắt đầu kích thích sự đổi mới rất nhanh.
Phan Văn Hòa (theo Forbes)
Việt Nam sẽ đưa vào sử dụng hạ tầng 5G hiện đại nhất tại trường đua F1. Công việc này dự kiến sẽ được thực hiện vào tháng 4/2020.
顶: 1踩: 187
评论专区