发布时间:2025-01-13 05:20:46 来源:PhongThuyBet 作者:Cúp C2
Cơ hội để người trẻ tham gia hành trình chuyển dịch năng lượng
Ở Việt Nam,úcđẩysángtạocủathếhệtrẻtrongpháttriểnnănglượngbềnvững soi kèo thụy điển vai trò của người trẻ trong phát triển năng lượng bền vững đã và đang được xác định và nâng cao thông qua các hoạt động thiết thực khuyến khích sự tham gia trực tiếp của sinh viên, học sinh. Qua đó sinh viên, đặc biệt là sinh viên các ngành kỹ thuật có cơ hội tiếp cận chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành; cập nhật kiến thức, công nghệ mới từ đó có được hiểu biết về định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Một trong các hoạt động được nhiều trường đại học hưởng ứng trong suốt những năm qua là Diễn đàn sinh viên nghiên cứu khoa học các trường Đại học kỹ thuật (Student Forum) được tổ chức thường niên với sự phối hợp của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ).
Diễn đàn sinh viên nghiên cứu khoa học là sáng kiến của Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ, phối hợp thực hiện lần đầu tiên với Đại học Bách khoa Hà Nội vào năm 2021 và tiếp tục được duy trì hàng năm với sự tham gia của các trường đại học kỹ thuật hàng đầu đào tạo chuyên ngành Điện và Năng lượng. Diễn đàn lần thứ tư năm 2023 do Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội điều phối đã thu hút hơn 100 bài nghiên cứu khoa học với sự tham gia của gần 200 sinh viên.
Phát biểu khai mạc diễn đàn tổ chức vào ngày 17/12, PGS.TS Nguyễn Hoài Sơn - Trưởng phòng Khoa học công nghệ và hợp tác phát triển, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) khẳng định: Nghiên cứu và phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam là nhu cầu cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Diễn đàn sinh viên nghiên cứu khoa học năm nay với chủ đề “Frontiers in Sustainability” (Những người tiên phong trong phát triển bền vững) là sân chơi dành cho sinh viên các trường đại học thuộc khối ngành kỹ thuật năng lượng. Báo cáo các kết quả nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề công nghệ thực tiễn đặt ra của ngành năng lượng, tạo cơ hội để sinh viên giao lưu và cập nhật các vấn đề chuyên môn liên quan đến điện, năng lượng, vật liệu mới và phát triển bền vững.
Kỳ vọng vào tương lai công nghệ năng lượng Việt Nam
Không chỉ là sân chơi để sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo, phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa học, thông qua diễn đàn này, các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và đơn vị tư vấn quốc tế có thể tìm ra những ý tưởng xuất sắc và những cá nhân tài năng. Những người trẻ trong nghiên cứu khoa học sẽ được đón nhận và giao phó vai trò, trách nhiệm nghiên cứu các công nghệ mới trong ngành năng lượng bền vững - lĩnh vực mà Việt Nam đang rất thiếu công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phát biểu tại sự kiện, bà Vũ Chi Mai - Giám đốc Dự án Năng lượng sạch, chi phí hợp lý và an ninh năng lượng cho các nước Đông Nam Á của GIZ chia sẻ sự trân trọng của GIZ đối với đóng góp về mặt nghiên cứu, sáng tạo của các thầy cô giáo và sinh viên tại diễn đàn. Bà nhấn mạnh, với lộ trình cam kết thực hiện Net Zero của Chính phủ vào năm 2050, rất cần các công nghệ mới, chính sách mới để phát triển năng lượng. Trên hành trình đó, cần có sự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo các công nghệ mới, với chi phí phù hợp với Việt Nam.
Theo bà Mai, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam kỳ vọng tổng công suất lắp đặt điện tăng lên gấp đôi vào năm 2030, đồng thời tỉ lệ điện sản xuất từ năng lượng tái tạo cũng tăng lên ít nhất gấp ba lần trong 6 năm tới để đạt 70% sản lượng điện từ năng lượng tái tạo. Việt Nam cần thêm nhiều nguồn lực tài chính cũng như con người. Diễn đàn sinh viên nghiên cứu khoa học chính là một cơ hội để nguồn nhân lực trẻ phát huy sáng tạo, góp phần phát triển năng lượng bền vững.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, chủ đề báo cáo năm nay đa dạng hơn các năm trước. Chất lượng của báo cáo cũng ngày càng tốt hơn do sinh viên được cọ xát nhiều qua từng năm và có sự đầu tư và chuẩn bị chuyên nghiệp hơn. Những kết quả nghiên cứu và đóng góp của sinh viên tại diễn đàn hàng năm đã, đang khẳng định dấu ấn và vai trò của người trẻ trong phát triển năng lượng bền vững, mở ra hy vọng cho tương lai công nghệ năng lượng Việt Nam.
Bích Đào
相关文章
随便看看