Thực hiện lệnh khởinghĩa của Xứ ủy Nam kỳ,êucaokhíthếcáchmạngcủaquầnchúngnhândâvô địch nữ tây ban nha phong trào khởi nghĩa ở tỉnh Thủ Dầu Một - Bình Dươngcũng được phát động rầm rộ. Từ sau cuộc mít tinh tại chùa Long Giao, ấp Bình Giao,làng Thuận Giao, quận Lái Thiêu (nay là TX.Thuận An), nhân dân đồng loạt nổi dậyphá hoại an ninh, trật tự chính quyền địa phương ở nhiều nơi… Tuy cuộc khởinghĩa Nam kỳ thất bại vì nổ ra không đúng thời cơ, điều kiện khởi nghĩa chưachín muồi nhưng cuộc khởi nghĩa đã nêu cao tinh thần quyết chống đế quốc giànhđộc lập dân tộc, nêu cao khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân Nam kỳ.
Theo sử sách ghi lại, vào lúc 19 giờ ngày 23-11-1940, tạichùa Long Giao, ấp Bình Giao, làng Thuận Giao, quận Lái Thiêu (nay là TX.ThuậnAn), Ban chỉ đạo khởi nghĩa của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một - Bình Dương đã tổ chức míttinh. Tham dự cuộc mít tinh có hàng trăm người là cán bộ, hội viên trong tổ chứcnông dân, phụ nữ, thanh niên phản đế và cán bộ, đảng viên. Bảo vệ cuộc míttinhcó đội tự vệ bán vũ trang khoảng 10 người được trang bị 2 khẩu súng trường dobinh vận mà có và gươm, giáo, gậy tầm vông. Tại cuộc mít tinh, đồng chí NguyễnVăn Tiết thay mặt Ban chỉ đạo khởi nghĩa kêu gọi đồng bào hãy đồng tâm hiệp lựcđứng lên chống Pháp, bọn tay sai ác bá, chống chiến tranh, giành lấy quyền tựdo dân chủ…
Khởi nghĩa Nam kỳ tuythất bại nhưng đã nêu cao tinh thần quyết chống đế quốc giành độc lập dân tộc,nêu cao khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân Nam kỳ nói chung và tỉnh ThủDầu Một - Bình Dương nói riêng. Trong ảnh:Một góc chợ Thủ Dầu Một xưa
Từ sau cuộc mít tinh ở Thuận Giao, nhân dân đồng loạt nổi dậyphá hoại an ninh, trật tự chính quyền địa phương của địch ở nhiều làng như ThuậnGiao, An Sơn, An Thạnh… Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên xuất hiện ở làng Thuận Giao,bưu điện quận Lái Thiêu, làng An Sơn… Tại An Sơn còn treo cờ đỏ búa liềm trướcnhà dân, trong tiệm quán. Nhiều truyền đơn, khẩu hiệu chống chiến tranh, chốngkhủng bố, chống sưu cao thuế nặng được hội viên phản đế dán khắp nơi. Các hộiviên phản đế ở xóm ấp còn họp bà con làm bản kiến nghị bãi bỏ thuế, chống bắtlính…
Tại làng Tân Khánh, nhân dân chặt ngã cây cản đường khôngcho xe địch vào làng. Ban đêm đội tự vệ đi lùng bắt bọn tề ác ôn. Tiếng tù và,mõ tre của dân đánh liên hồi để uy hiếp tinh thần địch, cổ vũ tinh thần nhândân. Ban ngày, hàng đoàn nông dân trồng thuốc lá kéo đến trụ sở Ban hội tề đòigiảm thuế. Cuộc đấu tranh này lan sang đồng bào ở các làng Tân Vĩnh Hiệp, TânLong… Tại làng Thuận Giao, đội vũ trang kết hợp với đông đảo quần chúng kéo đếnbao vây trụ sở Ban hội tề, đòi giải tán chính quyền và phá trụ sở. Bọn địch ởđây hoảng sợ, bỏ chạy vào trại lính quận mấy ngày sau mới trở lại. Trong nhữngngày này, nhân dân làm chủ xóm làng, tuy ngắn ngủi nhưng đồng bào rất phấn khởi.
Ở đồn điền cao su Dầu Tiếng, chi bộ Đảng vận động công nhânbãi công 3 ngày liền. Họ cử một đoàn 60 người kéo đến gặp chủ sở đưa yêu sáchđòi giảm giờ làm, tăng lương, chống đàn áp khởi nghĩa. Nông dân làng Định Thànhở sát Sở cao su Dầu Tiếng cử đại diện đến gặp Ban hội tề đòi giảm thuế, chống bắtlính, chống đàn áp. Tại chợ Bến Súc, làng Thanh Tuyền, đồng chí Đặng Dân, đảngviên Chi bộ Dầu Tiếng đã đến tổ chức một nhóm thanh niên tại đây rải truyền đơnphản đối chiến tranh, chống bắt lính.
Tiếp đến, khoảng cuối tháng 11-1940, có hơn 100 anh em binhsĩ, hạ sĩ người Việt ở thành Săn Đá là những người được ta vận động trước đây tỏthái độ hưởng ứng khởi nghĩa. Khi đó, cấp chỉ huy ra lệnh điều động mấy đại độilính chuẩn bị đi đàn áp đồng bào ta nổi dậy. Nhận được nguồn tin này, đồng chíHồng, cán bộ Binh vận của Tỉnh ủy đang công tác ở Phú Cường đặc trách thành SănĐá đã yêu cầu người đầu mối vận động anh em tổ chức mật chống lệnh của cấp chỉhuy đề ra.
Như vậy Tỉnh ủy Thủ Dầu Một đã lãnh đạo Đảng bộ, nhân dân 3quận Lái Thiêu, Châu Thành, Bến Cát nổi dậy suốt 8 ngày đêm kể từ ngày 23 đếnngày 30-11-1940, còn lại 2 quận Hớn Quản, Bù Đốp chưa có điều kiện thực hiện.
Khi đó giáp ranh với tỉnh Thủ Dầu Một là quận Tân Uyên thuộctỉnh Biên Hòa và các làng thuộc xung quanh Đềpô xe lửa Dĩ An thuộc tỉnh Gia Định(tỉnh Bình Dương ngày nay), các chi bộ hướng dẫn nhân dân nổi dậy. Tại Đềpô xelửa Dĩ An tuy chi bộ không còn nhưng đảng viên đang hoạt động bí mật vẫn liên lạcđược với hội viên công hội trước đây. Các đồng chí đã vận động một số anh emcông nhân thực hiện khởi nghĩa. Cờ đỏ búa liềm được treo trên cây dọc đường vàocổng nhà máy và một số nơi khác.
Ở quận Tân Uyên, được chọn làm trọng điểm cho cuộc khởinghĩa nên từ tháng 8-1940 đã làm công tác chuẩn bị. Phương án khởi nghĩa đượcxác định chủ yếu tại hai vùng, phía nam lấy thị trấn Uyên Hưng làm trọng điểm,phía bắc lấy làng Mỹ Lộc, Tân Hòa, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An làm điểm hỗ trợ.Lực lượng nổi dậy bao gồm quần chúng Hội Phản đế nông dân, thanh niên và đội vũtrang khoảng 35 người với vài khẩu súng trường, súng săn, giáo mác, gậy tầmvông…
Sau khi cuộc khởi nghĩa Nam kỳ diễn ra, thực dân Pháp thựchiện chính sách đàn áp tàn bạo đối với cuộc khởi nghĩa. Nhiều chiến sĩ cách mạngbị địch giết, bắt tù đày; cơ sở bị khủng bố, phong trào cách mạng Nam bộ bị đànáp khốc liệt. Cuộc cuộc khởi nghĩa Nam kỳ thất bại vì nổ ra không đúng thời cơ,điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, nhưng cuộc khởi nghĩa đã nêu cao tinh thầnquyết chống đế quốc giành độc lập dân tộc, nêu cao khí thế cách mạng của quầnchúng nhân dân Nam kỳ. Cùng với các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Đô Lương đã gây ảnhhưởng rộng lớn, kích thích tinh thần yêu nước của đồng bào trong cả nước. Đâyđược xem là cuộc khởi nghĩa vô cùng anh dũng, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩathắng lợi Tháng Tám năm 1945.
THU THẢO