Cuối tháng 9,ủnghoảsoi kèo việt nam vs philippines Ukraina thông báo hai tàu của hải quân nước này đã di chuyển thành công từ Biển Đen tới Biển Azov, đi qua vùng nước do Nga kiểm soát và thực thi quyền hàng hải của Ukraina theo luật pháp quốc tế. Những hình ảnh đặc tả sự kiện thế giới nổi bật 2018 Phớt lờ TQ, Mỹ điều 2 tàu hải quân đến eo biển Đài Loan Nga điều thêm Rồng lửa S-400 đến Crưm, Ukraina lo 'sốt vó' Xem tàu chiến Nga rượt đuổi, tấn công tàu Ukraina ngày 25/11 ở ngoài khơi bán đảo Crưm trên Biển Đen: Một kênh tin tức của Ukraina ca ngợi đó là một hoạt động "nguy hiểm và hiển hách ngay trước mũi kẻ thù", trong khi truyền thông Nga chế nhạo "những con tàu han gỉ" vừa "bò lê" qua Bán đảo Crưm. Ngày 25/11 vừa qua, ba tàu Hải quân Ukraina gồm hai tàu chiến một tàu kéo định thực hiện một hành trình tương tự. Lần này, lực lượng bảo vệ bờ biển Nga đã chặn họ lại. Giới chức Nga tuyên bố, không giống như hồi tháng 9, lần này các tàu Ukraina không xin phép và phớt lờ yêu cầu dừng lại. Nga đã nổ súng và và bắt giữ cả ba tàu cùng các thủy thủ Ukraina.
Phía Kiev khẳng định quyền tự do hàng hải của mình, gọi các thủy thủ bị Nga bắt giữ là nạn nhân của một cuộc tấn công mà không hề có khiêu khích. Theo hãng thông tấn NPR, không phải tình cờ mà bốn năm rưỡi xung đột vừa qua giữa Nga và Ukraina giờ đây lại hiện diện trên biển. Đối với Kiev, việc giữ cho Biển Azov luôn rộng mở với tàu thuyền không chỉ là vấn đề nguyên tắc pháp lý mà đó còn là một mệnh lệnh mang tính chiến lược và kinh tế. Còn với Kremlin, thách thức mà Hải quân Ukraina tạo ra gần như chỉ mang tính biểu tượng. Hiện ở Kiev đang dấy lên lo sợ thực sự về một cuộc chiến tranh tổng lực giữa hai nước. Tuy nhiên, cả hai sẽ không mong muốn một sự leo thang nghiêm trọng vào lúc này. Những gì xảy ra ở Biển Azov chủ yếu là về việc Nga áp đặt Ukraina sự sáp nhập không thể đảo ngược đối với bán đảo Crưm.
Biển Azov là một vùng nước nông mà Ukraina chia sẻ với Nga. Cách tiếp cận duy nhất từ đây ra các vùng biển mở là qua Eo Kerch. Sau khi Crưm sáp nhập vào Nga khỏi miền đông Ukraina năm 2014, Kremlin giành quyền kiểm soát thực tế đối với cả hai bên của "cổ chai" Kerch. Hồi tháng 5, Tổng thống Vladimir Putin đích thân khánh thành cây cầu dài gần 20km (12 dặm) bắc qua Kerch. Bán đảo Crưm càng gắn chặt với Nga, với cây cầu được coi là biểu tượng chủ quyền của Nga với Crưm. Trong vụ việc hôm 25/11, cây cầu trở thành chiếc cổng lớn vào Biển Azov. Để ngăn 3 tàu Ukraina đi qua, Nga đã dùng một tàu hàng chắn ngang.
Ukraina phụ thuộc vào cảng Mariupol để xuất khẩu ngũ cốc và thép qua Biển Azov. Sau khi phía Kiev tuyên bố các lực lượng Nga ngăn cản việc vận chuyển hàng hóa ở vùng biển này, chính quyền của Tổng thống Petro Poroshenko thông báo ý định xây một căn cứ hải quân ở cảng Berdyansk. "Mục đích của Nga là chiếm Biển Azov, giống như đã làm với Crưm. Đây là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, và chúng tôi không chấp nhận", ông Poroshenko nói với báo Washington Post hồi tháng 9. "Chúng tôi hoàn toàn có tư cách pháp lý rõ ràng ở Biển Azov. Nga không có quyền tấn công hoặc chặn tàu của chúng tôi". Khi hai tàu đầu tiên của Hải quân Ukraina di chuyển qua cầu Kerch để tới Biển Azov cùng tháng đó, Tổng thống Poroshenko cám ơn thủy thủ đoàn vì đã "thực thi mệnh lệnh một cách hoàn hảo", và hai con tàu cũ này sẽ đóng tại căn cứ mới. Ít ngày sau, ông tới Baltimore để chính thức tiếp nhận 2 tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ (sẽ được giao cho Ukraina vào năm 2019).
Về sức mạnh trên biển, Ukraina không thể sánh với Nga. Sau khi Kiev tách khỏi Moscow năm 1991, hầu hết Hạm đội Biển Đen của Liên Xô thuộc về Nga. Theo một thỏa thuận mà sau này trở thành định mệnh, Ukraina cho phép Nga sử dụng cảng Sevastopol ở Crưm làm căn cứ chính cho Hạm đội Biển đen. Khi ông Putin ra lệnh chiếm Crưm hồi tháng 2/2014, binh lính Nga mặc thường phục cùng các phương tiện từ các cơ sở của Hạm đội Biển Đen đã nhanh chóng tỏa ra khắp bán đảo. Tổng thống Putin khẳng định Moscow tiếp quản Crưm là sự lựa chọn tự do của dân chúng địa phương (đa phần nói tiếng Nga) vì sợ hãi khi chứng kiến những người dân tộc chủ nghĩa Ukraina lên nắm quyền ở Kiev, sau làn sóng biểu tình hạ bệ chính phủ thân Kremlin. Putin còn tuyên bố thẳng rằng ông không thể cho phép "các thủy thủ NATO" hiện diện ở Sevastopol nếu một ngày nào đó Ukraina gia nhập liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu này. Hải quân Ukraina ước tính đã mất đi ít nhất 80% tổng tài sản và năng lực sau khi Nga sáp nhập Crưm, vì các căn cứ quan trọng nhất của Kiev đều tập trung trên bán đảo. Và việc Nga thu giữ các tàu chiến Ukraina trong vụ việc vừa qua được cho là một đòn giáng nữa.
Sau vụ đụng độ, Tổng thống Poroshenko mô tả các hành động của Nga trên biển là "giai đoạn khiêu khích mới". Ông nói thêm rằng, nếu cuộc chiến của Nga chống lại Ukraina trước đó được thực hiện lặng lẽ thì vụ bắt giữ tàu là một cú tấn công công khai. Ông cũng cảnh báo thông tin tình báo mới cho thấy có "một mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng của một chiến dịch trên bộ chống lại Ukraina" nên cần phải thực hiện thiết quân luật. Vấn đề lớn nhất của Ukraina trong cuộc đối đầu với người láng giềng đầy sức mạnh và tham vọng hiện nay là phải tiếp tục thu hút sự quan tâm của thế giới, đặc biệt là từ Mỹ. Trong khi các lãnh đạo của NATO, EU và Đức đều lên tiếng phản đối Nga bắt giữ tàu và thủy thủ Ukraina, Tổng thống Trump đã để việc này cho Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley. Bà lên án động thái Moscow là "vi phạm lãnh thổ có chủ quyền của Ukraina một cách quá đáng". Trả lời phỏng vấn Washington Post ngày 26/11, ông Trump nói có thể sẽ hủy cuộc gặp với người đồng cấp Nga dự kiến vào cuối tuần này (bên lề hội nghị G20 ở Argentina). Nhưng tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm sau đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton không hề nhắc đến một sự hoãn hủy nào, chỉ ra rằng bà Haley đã nói ra những lời cuối cùng của chính quyền về vụ việc ở Eo biển Kerch. Thanh Hảo Nga điều thêm Rồng lửa S-400 đến Crưm, Ukraina lo 'sốt vó'Nga thông báo sẽ triển khai các hệ thống tên lửa đất-đối-không S-400 mới tại bán đảo Crưm, khiến Kiev phản ứng gay gắt. |