当前位置:首页 > Thể thao

Ông bố 'khùng' đưa bể bơi, vườn cây lên mái nhà 250m2 thay cho máy điều hòa_lịch bóng đá argentina

Vốn yêu du lịch và làm vườn,Ôngbốkhùngđưabểbơivườncâylênmáinhàmthaychomáyđiềuhòlịch bóng đá argentina trước đây, sau mỗi giờ đi làm, anh Nguyễn Trường Tùng - kỹ sư xây dựng (SN 1983, sinh sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) thường cùng vợ chăm chút cho vườn cây sum sê hoa trái của gia đình.

Anh Tùng chia sẻ, vì mong muốn con trai có một khu vườn xanh mát, có thể hái bất kỳ thứ gì cho vào miệng như bố mẹ thời thơ ấu nên đã trồng rất nhiều loại hoa quả, rau xanh.

Yêu thích trồng cây nên không gian sống của gia đình luôn tràn ngập sắc xanh. (Ảnh: Si Mun).

Tuy nhiên, trận lụt năm 2020 khiến ngôi nhà của anh Tùng bị ngập lụt cả tháng trời, nhiều cây cối, hoa trái bị tàn phá. Nhận thấy, căn nhà nhỏ có nguy cơ không an toàn, vợ chồng anh Tùng quyết định chia tay ngôi nhà cũ.

Vấn đề đặt ra với anh khi ấy là làm thế nào để hài hòa về nhu cầu về nhà ở, sân vườn và nhà xưởng. Sau nhiều trăn trở, anh Tùng quyết định hiện thực hóa một ý tưởng được nhiều người cho là "khùng": Đưa vườn và bể bơi lên mái nhà.

Anh Tùng chuyển khoảng trên 100m3 đất lên mái nhà. (Ảnh: Si Mun).

Anh Tùng kể: "Khi ấy, nhiều người nói tôi bị hâm vì tư duy người Huế luôn cho rằng, Huế là xứ mưa nhiều gần như nhất nước, người ta chống thấm không hết mình lại đưa cây lên mái. Nhiều gia đình xây nhà dùng các vật liệu xịn nhất nhưng tường vẫn bị thấm. Tuy nhiên, tôi lại có suy nghĩ khác.

Khu vực bể bơi được xử lý chống thấm cẩn thận. (Ảnh: Si Mun).

Trước đó, tôi từng làm việc ở TPHCM, thi công không ít công trình đưa bể bơi lên mái nhà. Về Huế làm việc, tôi thấy nhiều ngôi nhà sử dụng vật liệu chống thấm nhưng không tuân theo quy trình nhà sản xuất, hoặc không hiểu bản chất vật liệu, test (thử nghiệm) nước nếu có thì qua loa, đại khái".

Anh Tùng thuê máy cẩu để vận chuyển cây trồng lâu năm lên mái nhà. (Ảnh: Si Mun).

Hiểu được cốt lõi của vấn đề nhưng vì gặp quá nhiều ý kiến phản đối nên anh Tùng cũng cảm thấy do dự. Sau đó, một người chú thân thiết trong gia đình đã tin tưởng, động viên anh. Người chú khuyên anh nên coi đây là cơ hội để hiện thực hóa ý tưởng kết hợp giữa đam mê làm vườn và kinh nghiệm chuyên môn.

Tổng diện tích mái sân thượng ngôi nhà rộng khoảng 250m2, chia thành hai phần: Mái nhà chính và mái nhà kho. (Ảnh: Si Mun).

Anh Tùng sau đó tự mày mò nghiên cứu, tìm hiểu nguồn cung vật liệu trong và ngoài nước, đứng ra tự chỉ huy toàn bộ về mặt kỹ thuật.

Anh Tùng triển khai một chuỗi liên hoàn các công đoạn từ chống thấm đến chống lún lệch, xây dựng hệ thống thu nước mặt, hệ thống thu nước thẩm thấu, mua vật liệu chống nước tiếp xúc, quy trình test nước, lớp chống rễ đâm, hệ giằng neo chống gió…

Khu vườn nhỏ xinh ngay giữa trung tâm thành phố. (Ảnh: Si Mun).

"Tôi chỉ nhờ kiến trúc sư thiết kế phòng ốc trong nhà, còn phần thô, tôi phụ trách. Xây dựng ngôi nhà có khu vườn ở trên thì phần thô sẽ tốn kém nhiều do kỹ thuật khá phức tạp. Các vật liệu sử dụng đều thuộc loại tốt để đảm bảo tính lâu dài", anh Tùng chia sẻ. 

Bể bơi trên mái nhà. (Ảnh: Si Mun).

Sau nhiều trăn trở, vất vả, anh Tùng đã hoàn thành được khu vườn xanh tươi. "Nhiều người cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi tôi nói rằng, giữa mùa hè xứ Huế tôi không cần bật điều hòa. Tuy nhiên, đó là sự thật. Gia đình tôi có lắp đầy đủ điều hòa nhưng gần như không dùng.

Khu vườn thay cho máy điều hòa của gia đình. (Ảnh: Si Mun).

Buổi sáng, tôi tưới cây thì lượng nước ngậm trong đất sẽ vừa nuôi cây vừa bốc hơi giữ cho căn nhà luôn mát mẻ. Một trận gió Lào "đặc sản" của miền Trung trước khi vào đã được giảm đi nhiều khi ngấm hơi ẩm từ đất và cây cối", anh Tùng kể.

Con trai anh Tùng đặc biệt yêu thích khu vườn. (Ảnh: Si Mun).
Cậu bé không bị lệ thuộc vào điện thoại hay các thiết bị công nghệ mà rất thích trồng cây. (Ảnh: Si Mun).

Khi chăm sóc khu vườn, anh Tùng thường tìm hiểu cách thức làm nông nghiệp an toàn của nước ngoài từ đó ứng dụng với vật liệu địa phương để làm ra những loại phân bón không hôi, các loại thuốc trừ sâu hữu cơ. Đặc biệt, anh còn dùng vỏ lạc, vỏ thông, phân bón bột xương cải tạo đất trồng. 

Ngôi nhà được bao bởi tầng tầng lớp lớp các loại cây. (Ảnh: Si Mun).
Anh Tùng lựa chọn các loại cây ưa nắng gió nên chăm sóc không quá vất vả. (Ảnh: Si Mun).

Chủ nhân của khu vườn đặc biệt này còn nắm rõ bí quyết trồng hoa hồng cho bông to đẹp, cách kiểm soát sâu bệnh an toàn. Anh thường chia sẻ kinh nghiệm trồng cây của mình trên Facebook cá nhân. Nhiều bạn bè xem anh Tùng như "bác sĩ" cây trồng, thường nhờ anh tư vấn giải pháp, kinh nghiệm chăm sóc cây cối.

Khu vườn của gia đình anh là sự xen canh giữa cây to và cây thân thảo. Cây ăn trái có các loại như roi, hồng xiêm, khế, nhót, chùm ruột…

Ngoài ra, anh Tùng trồng kết hợp các loại hoa đuôi công xanh, bạch tuyết hoa, kim ngân hoa, cây ướp trà chống ho... Để tạo độ sang trọng cho khu vườn, anh còn trồng tùng nho, tùng đuôi chồn hoa hồng, cẩm tú cầu… 

Sản lượng rau quả đủ cung cấp cho gia đình nhỏ. (Ảnh: Si Mun).

Đặc biệt, khu vườn sân thượng của anh Tùng còn có nhiều loại rau xanh như cải kale, cần tây, cải ngọt… Các loại rau không sử dụng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu nên gia đình anh Tùng có thể ăn uống hàng ngày mà không lo lắng về chất lượng.

Anh Tùng trồng nhiều loại hoa cho khu vườn thêm sắc màu. (Ảnh: Si Mun).
Khu vườn trở thành không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi thú vị của gia đình. (Ảnh: Si Mun).
Khung cảnh thơ mộng nhìn từ mái nhà. (Ảnh: Si Mun)

Đến thăm gia đình anh Tùng, bất cứ ai cũng phải ngạc nhiên vì kiến trúc mới lạ và khu vườn độc đáo. Dần dần, nhiều người coi đây là không gian thân thuộc nên thi thoảng đã ghé chơi, cùng nhau uống cà phê, thư giãn.

Theo Dân trí

分享到: