您现在的位置是:Thể thao >>正文

Thực hư gia đình ở Bắc Ninh có nhà 2 tầng vẫn thuộc hộ nghèo, xin xe từ thiện_keo bong hom nay

Thể thao564人已围观

简介Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện bài viết về việc Đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh đưa mộ ...

Những ngày qua,ựchưgiađìnhởBắcNinhcónhàtầngvẫnthuộchộnghèoxinxetừthiệkeo bong hom nay mạng xã hội xuất hiện bài viết về việc Đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh đưa một bệnh nhân có chứng nhận hộ nghèo vượt 2.000km từ Trà Vinh ra Bắc Ninh. Nhưng khi đến nơi, họ phát hiện gia đình người này rất khá giả, thậm chí có cả nhà 2 tầng.

Bài viết đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận, cùng hàng trăm ý kiến bình luận cho rằng tỉnh Bắc Ninh chưa sát sao trong việc chấm hộ nghèo.

W-Giáo dục bắc ninh_13.JPG.jpg
Bài đăng trên trang fanpage của Đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ với PV VietNamNet, anh Trần Huỳnh Hoài Phong, Đội trưởng Đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh đã bày tỏ bức xúc khi đưa bệnh nhân này về.

“Con gái bà Nguyễn Thị Thơm liên hệ với chúng tôi nhờ đưa bà về quê ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Nghe con gái bà kể về hoàn cảnh mẹ bị ung thư nhiều năm, chúng tôi rất đồng cảm và đã giúp đưa bà về. Nhưng khi về đến nhà, chúng tôi thấy gia đình rất khá giả”, anh nói.

Theo anh Phong, Đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh chỉ nhận giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Do đó, khi nghe con gái bà Thơm nói về hoàn cảnh gia đình và thấy có giấy chứng nhận hộ nghèo của địa phương, đội đã rất tin tưởng.

“Vì quãng đường từ Bệnh viện Trà Vinh về đến Bắc Ninh dài khoảng 2.000km, chúng tôi đã đưa hai mẹ con bà Thơm đến Nha Trang và nhờ đội thiện nguyện ở Nha Trang đưa họ về đến Bắc Ninh”, anh Phong kể.

Anh Phong cho biết, cả 2 chuyến xe đều được miễn phí toàn bộ nhưng đội sẽ sử dụng hình ảnh của gia đình để kêu gọi tài trợ đủ tiền xăng xe. Tuy nhiên, khi đi về đến nơi, thấy nhà to nên mọi người rất bức xúc.

Anh Phong nói, những trường hợp như vậy gây cho đội nhiều bức xúc. “Nếu họ nói trước cho chúng tôi thì mọi chuyện đã khác. Dù họ không thực sự khó khăn nhưng thật thà chia sẻ, chúng tôi vẫn giúp bình thường và cảm thấy được tôn trọng”.

Theo anh Phong, Đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh đã hoạt động được 9 năm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên đội gặp trường hợp như thế này. “Cả đi và về hết khoảng 4.000km, chi phí chuyến đi mất hơn 10 triệu”, anh Phong cho hay.

Để tìm hiểu về sự việc trên, PV đã tìm về thôn Lĩnh Mai, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Tại căn nhà 2 tầng có đầy đủ tiện nghi như TV, tủ lạnh,... PV gặp con gái bà Thơm là chị Phạm Thị Thảo (SN 1987).

Chị Thảo cho biết, mẹ chị bị ung thư 11 năm, đến thời điểm hiện tại đã mổ phẫu thuật 8 lần.

“Bố tôi mất cách đây 20 năm, mẹ tôi vất vả nuôi 3 chị em ăn học, hiện nay cả 3 đã lấy chồng. Tôi là con cả lấy chồng gần nên thường xuyên ở đây với mẹ để chăm lo sức khoẻ cho bà”, con gái bà Thơm chia sẻ.

Theo chị Thảo, gia đình được công nhận hộ nghèo và cận nghèo đã 10 năm nay. Ngôi nhà 2 tầng được ông bà chị Thảo xây từ năm 1991. “Trong số các bức ảnh đội từ thiện chụp khi đưa mẹ tôi về có bức là hình nhà bác ruột tôi”, chị trần tình.

W-Giáo dục bắc ninh_15.JPG.jpg
Nhà bà Thơm được xây 2 tầng kiên cố, bên trong có đầy đủ tiện nghi. Con gái bà nói nhà được xây năm 1991 nhưng trên nóc nhà ghi năm 2004

Chị Thảo cho biết, dù mẹ chị có 3 cô con gái nhưng không ai có điều kiện. “Khi ở Trà Vinh, sức khoẻ của mẹ tôi rất yếu. Bà không thể đi được máy bay về nên tôi mới nhờ đến sự giúp đỡ của đội thiện nguyện”, chị Thảo cho biết.

Xác nhận với VietNamNet, ông Phạm Ngọc Thắng (anh chồng của bà Thơm) cho biết hình ảnh ngôi nhà mà đội thiện nguyện đăng lên là nhà của ông, nằm kế bên nhà bà Thơm.

W-Giáo dục bắc ninh_14.JPG.jpg
Nhà ông Phạm Ngọc Thắng nằm bên cạnh nhà bà Thơm

Liên quan đến sự việc trên, ông Cao Phan Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú, huyện Lương Tài cho biết, gia đình bà Nguyễn Thị Thơm thuộc hộ nghèo của tỉnh Bắc Ninh.

“Hiện nay trên tỉnh Bắc Ninh có 2 loại hộ nghèo, gồm hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Nhà nước và hộ nghèo của tỉnh”, ông Thành nói.

Ông Thành xác nhận bà Thơm đang ở ngôi nhà 2 tầng trên địa bàn xã. “Tiêu chí chúng tôi chấm hộ nghèo rất cẩn thận. Về trường hợp nhà bà Thơm, chúng tôi sẽ cho rà soát lại”, ông nói thêm.

Theo ông Thành, trên địa bàn xã hiện có 63 gia đình được công nhận là hộ nghèo. Trong đó có 37 hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Nhà nước, và 26 hộ nghèo của tỉnh.

Tiêu chí hộ nghèo của tỉnh Bắc Ninh phải chấm đa chiều. Những người tham gia chấm hộ nghèo đều được đi tập huấn ở huyện.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú, năm 2023, Bắc Ninh bắt đầu áp dụng chính sách hỗ trợ hộ nghèo của tỉnh, điều chỉnh nâng tiêu chí đo lường thu nhập tối thiểu cao hơn so với quy định thu nhập tối thiểu của Trung ương là 250.000 đồng. 

Cụ thể, hộ nghèo ở khu vực thành thị có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.250.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội trở lên. Hộ nghèo ở nông thôn có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.750.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội trở lên. 

Hộ cận nghèo ở thành thị có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.250.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội. Hộ cận nghèo ở nông thôn có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.750.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội. 

Chuẩn hộ có mức sống trung bình ở thành thị có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.250.000 đồng đến 3.375.000 đồng. Chuẩn hộ có mức sống trung bình ở nông thôn có thu nhập trên 1.750.000 đồng đến 2.625.000 đồng.

Lão nông xin rút khỏi hộ nghèo vì không muốn Nhà nước bảo trợ mãi

“Vợ chồng tôi vẫn còn đủ sức tự làm nuôi bản thân. Không thể cứ mãi ỉ vào hỗ trợ của Nhà nước, Tôi muốn dành suất đó cho hộ khó khăn thực sự”, ông Thường nói.

Tags:

相关文章



友情链接