您的当前位置:首页 >World Cup >ĐH an ninh nghiêm ngặt nhất Trung Quốc, giáo sư quên thẻ bị bảo vệ rượt đuổi_lịch thi đấu bong da hôm nay 正文

ĐH an ninh nghiêm ngặt nhất Trung Quốc, giáo sư quên thẻ bị bảo vệ rượt đuổi_lịch thi đấu bong da hôm nay

时间:2025-01-14 01:59:13 来源:网络整理编辑:World Cup

核心提示

Tin thể thao 24H ĐH an ninh nghiêm ngặt nhất Trung Quốc, giáo sư quên thẻ bị bảo vệ rượt đuổi_lịch thi đấu bong da hôm nay

ĐH Bắc Kinh cho biết sẽ nới lỏng hơn nữa chính sách vào khuôn viên trường sau khi một giáo sư chia sẻ về việc ông bị nhân viên bảo vệ truy đuổi và xử lý.

Trong bài viết mới đăng trên trang hỏi đáp Zhihu,ĐHanninhnghiêmngặtnhấtTrungQuốcgiáosưquênthẻbịbảovệrượtđuổlịch thi đấu bong da hôm nay PGS Li Zhi từ trường đại học kỹ thuật thuộc ĐH Bắc Kinh, đã viết rằng ông đã bị một nhân viên bảo vệ rượt đuổi khi cố gắng vào khuôn viên trường mà không kiểm tra thẻ ra vào hay đi qua cổng kiểm tra an ninh.

“Tôi nhớ đến lời khuyên của bác sĩ cách đây không lâu rằng tập thể dục cường độ cao trong thời gian ngắn là tốt nhất để giữ sức khỏe, vì vậy tôi quyết định thực hiện một số bài tập chạy nước rút để xem liệu mình có thể thoát khỏi nhân viên bảo vệ hay không”. GS Li dí dỏm nói.

dai hoc 1.jpg
 ĐH Bắc Kinh có mức độ an ninh ra vào nghiêm ngặt hàng đầu Trung Quốc.

Vị PGS cũng tiết lộ rằng ông đã không tuân thủ các quy tắc xác minh danh tính của trường đại học kể từ khi chúng được đưa ra vào năm 2008, bao gồm cả việc từ chối xuất trình chứng minh nhân dân hoặc đăng ký để nhận dạng khuôn mặt.

Sự việc một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc có nên dễ tiếp cận hơn với công chúng hay không. 

Nhiều trường đại học hàng đầu như ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa vẫn duy trì các hạn chế đối với công chúng vào trường với các quy định Covid-19 được áp dụng từ năm ngoái.

Trong khi một số người nói rằng các trường đại học này là công trình công cộng cần được mở cửa hoàn toàn cho công chúng, nhiều sinh viên và nhân viên phản đối việc mở cửa trở lại do lo ngại gây ra sự gián đoạn cho cuộc sống trong khuôn viên trường.

Tuy nhiên, những hạn chế đối với nơi công cộng cũng gây ra sự bất tiện cho sinh viên và nhân viên, bao gồm tắc nghẽn ở cổng vào và khó khăn khi bạn bè và gia đình đến thăm.

Đáp lại bài viết của giáo sư, ĐH Bắc Kinh nói với hãng truyền thông trong nước The Paper rằng trường sẽ kéo dài thời gian thăm quan và cải thiện việc bố trí an ninh tại cổng khuôn viên trường để giảm tắc nghẽn.

Là hai trong số những trường đại học hàng đầu của Trung Quốc, cả Bắc Đại và Thanh Hoa đều đã thu hút số lượng lớn các chuyến tham quan học tập và du khách sau khi mở cửa trở lại cho công chúng trong năm nay. 

Người bên ngoài trường muốn tham quan phải đăng ký trước từ rất sớm nhưng thậm chí cũng không có vé. Trong kỳ nghỉ hè, một số người còn đầu cơ bán vé vào cửa cho những địa điểm nổi tiếng của ĐH Bắc Kinh với mức giá từ 300 đến 500 NDT (1 triệu-1,7 triệu đồng).

Đã có những cáo buộc rằng cơ quan tổ chức trại hè đã cấu kết với các cựu sinh viên và lợi dụng đặc quyền của họ để đăng ký du khách, tính phí cắt cổ lên tới 10.800 NDT (gần 37 triệu đồng)/ người và đặc biệt nhắm vào những người muốn tham gia trại hè trường đại học.

Nhiều sinh viên đã lo ngại về lượng khách hiện tại trong khuôn viên trường. Jin, sinh viên năm cuối trường báo chí và truyền thông của ĐH Bắc Kinh, phản đối việc mở cửa thêm khuôn viên trường cho công chúng. 

Theo Jin, trách nhiệm chính của trường đại học là đóng góp cho xã hội thông qua nghiên cứu và giáo dục chứ không phải bằng cách trở thành một “điểm thu hút khách du lịch”. 

Jin giải thích: “Tôi nghĩ người Trung Quốc chúng tôi có một cảm giác tôn kính hoặc ngưỡng mộ đặc biệt đối với các trường đại học nổi tiếng, điều này khác với các nước khác”.

Áp lực lên các trường đại học để nới lỏng hơn nữa các hạn chế đang gia tăng. Theo một cuộc thăm dò trực tuyến với 27.000 người được hỏi, 70% ủng hộ các trường đại học mở cửa hơn nữa vì đây là “nguồn lực xã hội”, trong khi chỉ có 20% phản đối.

Trong bài viết của mình, giáo sư Li kêu gọi trường đại học nên đạt được sự cân bằng giữa việc duy trì trật tự trong khuôn viên trường và mở cửa cho công chúng.

Tử Huy

Học 14 giờ/ngày, hơn 50% trẻ em Trung Quốc bị cận thịMột cuộc khảo sát cho thấy, ngoài 11 giờ học mỗi ngày trên lớp, học sinh Trung Quốc dành gần 3 giờ mỗi ngày để làm bài tập về nhà, gấp 3,7 lần so với học sinh Nhật Bản và 4,8 lần so với trẻ em Hàn Quốc.