Nhiều đồ gốm sứ quý dành riêng cho nhà vua gọi là đồ ngự dụng và những đồ gốm dành cho vương hậu lần đầu tiên được tìm thấy.
Những khám phá của khảo cổ học dưới lòng đất tại khu di tích 18 Hoàng Diệu năm 2002- 2004 đã tìm thấy một quần thể kiến trúc cung điện,ĐồgốmtrongHoàngcungThăngLongthờiLêkết quả bóng đá ý 2 lầu gác của Hoàng cung Thăng Long cùng vô số đồ dùng vật dụng của các vương triều.
Phát hiện quan trọng này minh chứng sinh động lịch sử tồn tại lâu dài của Kinh đô Thăng Long qua 1300 năm, từ thời Đại La (thế kỷ 7- 9), Đinh – Tiền Lê (thế kỷ 10) đến thời Lý (thế kỷ 11-13), Trần (thế kỷ 13-14), Lê (thế kỷ 15-18). Từ đây, mọi người biết đến nhiều hơn về Kinh đô Thăng Long và với những giá trị đặc biệt nổi bật toàn cầu, khu di tích này đã sớm trở thành Di sản Văn hóa thế giới vào mùa thu năm 2010.
Nhiều đồ gốm sứ quý dành riêng cho nhà vua gọi là đồ ngự dụng và những đồ gốm dành cho vương hậu lần đầu tiên được tìm thấy. Đây là những đồ dùng, vật dụng có vai trò rất quan trọng trong đời sống Hoàng cung, từ cuộc sống sinh hoạt thường nhật đến các yến tiệc của nhà vua và triều đình trong các dịp đại lễ như lễ đăng quang của nhà vua hay lễ tấn phong Hoàng Thái hậu… Nhiều đồ gốm quý đó còn được dùng làm đồ tự khí trong các tôn miếu hay được dùng làm đồ vật trang hoàng nội thất của các cung điện nhằm điểm tô vẻ đẹp quyền quý, cao sang của chốn cung đình.
Đồ gốm trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê đang được trưng bày tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long sẽ giúp khách tham quan cảm nhận chân thực, rõ ràng về phẩm cấp cao sang của các loại đồ gốm dành riêng cho nhà vua và vương hậu từng sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long xưa.
T.Lê
Ảnh: VNCKT
(责任编辑:Nhà cái uy tín)