Việt Nam có Hiệp hội An ninh mạng quốc gia Chiều 8/9,ảnhbáolừađảoquaquétmãQRViệtNamcóHiệphộiAnninhmạngquốnhận định bong đa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia đã diễn ra tại Hà Nội. Trước đó, ngày 8/5/2023, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 340/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội An ninh mạng quốc gia. Hiệp hội An ninh mạng quốc gia là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân và tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng. Đại hội lần thứ nhất của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đã thông qua chương trình, phương hướng hoạt động, điều lệ và đề án tổ chức nhân sự của hiệp hội nhiệm kỳ I (2023-2028). Đại hội cũng đã bầu ra Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, Ban Thường vụ Hiệp hội, một số chức danh lãnh đạo và thông qua Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất. Hiệp hội An ninh mạng quốc gia không chỉ tạo ra lợi nhuận kinh tế, bảo vệ lợi ích của các thành viên mà phải hướng tới mục tiêu cao hơn là trở thành động lực chính cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo chương trình công tác, Hiệp hội sẽ tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, kỹ năng an ninh mạng; tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tham gia chương trình, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo các đề nghị về an ninh mạng; tăng cường hợp tác quốc tế liên quan đến an ninh mạng. Cảnh báo lừa đảo qua quét mã QR Tại buổi họp báo thường kỳ chiều ngày 6/9, Bộ TT&TT khuyến nghị người dùng đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email. Theo báo cáo của Văn phòng Bộ TT&TT, bên cạnh tình trạng mã QR thanh toán tại các cửa hàng bị dán đè khiến tiền chuyển về tài khoản kẻ gian, thời gian vừa qua, còn xuất hiện hiện tượng mã QR độc hại bị phát tán dễ dàng trong các bài viết, hình ảnh thông qua các ứng dụng nhắn tin, diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội. Khi người xem quét mã QR này sẽ bị chuyển hướng đến các trang quảng cáo cờ bạc kèm mã độc có thể bị cài đặt vào điện thoại. Cùng với sự phát triển và phổ biến của phương thức thanh toán sử dụng mã QR, tình trạng lừa đảo bằng mã QR cũng được ghi nhận tăng mạnh trên thế giới, thậm chí đã xuất hiện cả ở Việt Nam trong thời gian qua. Đại diện Cục An toàn thông tin cũng phân tích, bản chất QR Code không phải mã độc tấn công trực tiếp mà chỉ là trung gian để truyền tải nội dung. Người dùng có bị tấn công hay không phụ thuộc vào cách xử lý nội dung sau khi quét mã QR Code. Người dùng cũng cần xác định và kiểm tra kỹ càng thông tin tài khoản người trao đổi mã QR; xem xét kỹ nội dung trang web mà mã QR đưa tới; kiểm tra đường link xem có bắt đầu với “https” và có phải tên miền quen thuộc hay không. Các chuyên gia an ninh mạng khuyến nghị, người dùng tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân như tài khoản đăng nhập ngân hàng, tài khoản mạng xã hội. Sử dụng trình quản lý mật khẩu, xác thực 2 yếu tố và các phương thức bảo vệ khác cho tài khoản. Xử phạt công ty quảng cáo trên kênh YouTube vi phạm Ngày 31/8/2023, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT - Bộ TT&TT) ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Truyền thông WPP 25 triệu đồng do vi phạm quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới. Cụ thể, Công ty WPP đã đặt sản phẩm quảng cáo của Công ty TNHH Bayer Việt Nam (nhãn hàng Redoxon) vào kênh có nội dung vi phạm pháp luật trên mạng xã hội YouTube. Đồng thời, công ty này không tuân thủ quy định báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam năm 2022 cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp. Tổng mức phạt đối với 2 hành vi là 25 triệu đồng. Đây là lần thứ hai đơn vị này bị phạt vì vi phạm trên các nền tảng xuyên biên giới. Trước đó Cục PTTH&TTĐT, ngày 10/4 cũng đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty WPP. Theo Cục PTTH&TTĐT, hiện nay, thực trạng quảng cáo “sạch” được gắn trong các nội dung “xấu độc”, phản động, chống phá Đảng, Nhà nước trên các nền tảng xuyên biên giới đang diễn biến phức tạp, điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp mà còn có nguy cơ tạo “bẫy” khiến các doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Nhà mạng dừng bán SIM qua đại lý từ 10/9 Tại cuộc họp báo tháng 9 của Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết các nhà mạng cam kết sẽ có những biện pháp mạnh để ngăn chặn tình trạng SIM không chính chủ, SIM rác. Một trong các biện pháp sắp tới được thực hiện là dừng bán SIM qua kênh đại lý, cửa hàng SIM thẻ. Nhà mạng sẽ tập trung phát triển thuê bao mới thông qua các chuỗi bán lẻ hoặc kênh phân phối của chính doanh nghiệp mình. Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, các nhà mạng đã tự rà soát, đánh giá, thấy được trách nhiệm của mình và cũng thấy được việc không thể kiểm soát hoạt động của các đại lý. Các nhà mạng đã nhất trí và báo cáo với Bộ sẽ xem xét dừng kênh đại lý phát triển thuê bao rác ra thị trường. Chỉ có phát triển thuê bao một cách chặt chẽ mới hạn chế được tình trạng SIM rác, SIM không chính chủ ra thị trường. "Bộ TT&TT sẽ xử lý rất nghiêm theo Nghị định 14/2022, nếu phát hiện sẽ đình chỉ doanh nghiệp phát triển thuê bao từ 3-12 tháng tuỳ theo mức độ vi phạm của các nhà mạng", Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh. Việt Nam sẽ chính thức thương mại hóa 5G đầu năm 2024 Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, theo lộ trình, Bộ TT&TT sẽ đấu giá tần số 5G vào tháng 11/2023 và cấp phép 5G vào cuối năm 2023. Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, việc đấu giá tần số 5G phải tuân thủ quy trình của Nhà nước. Dự kiến, sau khi đấu giá vào tháng 11 này Bộ TT&TT sẽ cấp phép tần số 5G trong năm 2023 để có thể khai trương 5G vào năm 2024. Mới đây, Bộ TT&TT đã ký quyết định về việc tổ chức xác định mức thu với các băng tần để kích hoạt quá trình đấu giá cấp quyền sử dụng tần số cho 4G và 5G. Theo đó, các băng tần 700 MHz (703-733 MHz và 758-788 MHz), 2600 MHz (2500-2600 MHz), 3700 MHz (3560-4000 MHz) sẽ được đem đấu giá. Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho rằng, đây là bước đầu tiên kích hoạt quá trình triển khai đấu giá để cấp quyền sử dụng tần số các băng tần này cho 4G và 5G tại Việt Nam. (Tổng hợp) |