Việt Nam xếp thứ 8 toàn cầu về chuyển đổi IPv6
Chia sẻ tại cuộc họp,ệtNamthuộctopthếgiớivềtriểket qua bong da net ông Trần Minh Tân - Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Phó trưởng Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia cho biết, Việt Nam hiện có hơn 21 triệu người sử dụng IPv6.
Cuộc họp Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia mở rộng nhằm đánh giá kết quả chuyển đổi mạng Internet Việt Nam sang thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6. Ảnh: Trọng Đạt |
Tính đến hết tháng 11/2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt khoảng 40%, đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 8 trên toàn cầu. Theo đánh giá của Cisco, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tiêu biểu trong công tác chuyển đổi IPv6.
Hiện tại, hạ tầng mạng IPv6 quốc gia của Việt Nam gồm Hệ thống DNS Quốc gia với 6/7 cụm máy chủ hỗ trợ IPv6 và Trạm trung chuyển lưu lượng Internet Quốc gia (VNIX) với 19/21 thành viên kết nối qua IPv4/IPv6. Đây là cơ sở nền tảng cho phát triển Internet Việt Nam nói chung và ứng dụng thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6 nói riêng.
Tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam. Số liệu: VNNIC |
Số lượng học viên Việt Nam được đào tạo IPv6. Số liệu: VNNIC |
Hệ thống FTTH Việt Nam hiện đã đạt 10 triệu thuê bao IPv6, gấp gần 2 lần so với cùng kỳ của năm 2018. Mảng di động, hiện Việt Nam có 24,4 triệu thuê bao IPv6. Với website, hiện Việt Nam có hơn 10.000 website nội dung IPv6, trong đó có 61 website của cơ quan Nhà nước.
Không chỉ vậy, nhiều cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đã chuyển đổi IPv6 thành công cho hệ thống ứng dụng CNTT, cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến.
Việt Nam thuộc top 8 thế giới về triển khai IPv6. Số liệu: APNIC |
Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra
Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia được thành lập từ năm 2009. Nhờ những nỗ lực của các thành viên Ban công tác, kể từ năm 2016, tỷ lệ chuyển đổi IPv6 đã có sự phát triển vượt bậc.
Chia sẻ tại buổi làm việc, thay mặt Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cảm ơn và đánh giá cao vai trò của Ban công tác trong việc thuyết phục, tổ chức các buổi hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, đồng thời tạo mọi điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6.
Ông Trần Minh Tân - Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) báo cáo Thứ trưởng Phạm Hồng Hải về công tác triển khai IPv6. Ảnh: Trọng Đạt |
Bên cạnh VNNIC là đơn vị thường trực trong Ban công tác, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cũng đánh giá cao sự phối hợp có hiệu quả của các đơn vị như Cục Tin học hoá, Cục Bưu điện Trung ương và một số các doanh nghiệp. Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải, Ban công tác đã hoàn thành kế hoạch đề ra một cách xuất sắc.
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho rằng, bất chấp những tranh cãi trong giai đoạn đầu, chính các doanh nghiệp lại là những đơn vị chủ động nhất trong việc thúc đẩy việc sử dụng IPv6. Nhờ vậy, công tác chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 tại Việt Nam đã sang một bước mới. Quá trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 sẽ diễn ra lâu dài. Tuy nhiên, càng ngày xu thế chuyển dần sang chỉ sử dụng IPv6 sẽ ngày càng phổ biến.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đánh giá Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã hoàn thành kế hoạch đề ra một cách xuất sắc. Ảnh: Trọng Đạt |
Đối với công việc trong thời gian tới, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải giao nhiệm vụ cho ban thường trực sớm hoàn thiện bản báo cáo để chuẩn bị cho việc tổng kết quá trình hoạt động của Ban công tác. Việc tổng kết kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 sẽ được thực hiện vào đầu năm 2020.
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cũng yêu cầu Ban công tác cần hoàn thiện tờ trình báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 để trình lên Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Dựa trên cơ sở đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng sẽ đưa ra quyết định về các bước tiếp theo đối với hoạt động của Ban công tác.
Trọng Đạt
顶: 5踩: 14
评论专区