Tối 26/12,ắmtranhnudecủacốhoạsĩNguyễnNgọcThọbongdanet tv tại Không gian văn hoá Việt (16 Lê Thái Tổ, Hà Nội), gia đình nhà sưu tập Đào Danh Hưng - Trần Cường khai mạc triển lãm các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ. Đây là lần đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của cố họa sĩ, có một triển lãm trưng bày riêng với 75 tác phẩm.
Họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ (1925 - 2016) là một tên tuổi nổi tiếng, thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Ông là 1 trong 76 học viên của khóa Tô Ngọc Vân (1955-1957) - khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.
Tên tuổi ông gắn với nhiều thể loại sơn mài, sơn dầu, bột màu, màu nước và cả tranh khắc gỗ đen trắng - một chất liệu rất phổ biến vào những năm 1960-1970. Các sáng tác nổi bật ở chất Á Đông đậm nét và mỗi tác phẩm đều mang dấu ấn văn hóa, lịch sử qua nhiều giai đoạn mang tính bước ngoặt, góp phần ca ngợi tinh thần, vẻ đẹp con người, quê hương... Dù đã rời xa cõi tạm, dấu ấn sáng tác của ông vẫn lặng lẽ lan tỏa trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật nước nhà.
Trong lần triển lãm này, gia đình nhà sưu tập Đào Danh Hưng - Trần Cường đã chọn lọc giới thiệu tới công chúng 75 tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ, được tuyển chọn từ gần 200 bức tranh đã được gia đình sưu tầm và lưu trữ.
Chia sẻ về cơ duyên có được bộ tranh quý giá, nhà sưu tập Trần Cường cho biết, những năm 2012 - 2013, nhờ một họa sĩ hàng xóm của Nguyễn Ngọc Thọ, bố con anh đã có sự kết nối, tâm tình và thường xuyên qua nhà họa sĩ ngắm tranh. Đều là những gia đình có truyền thống, yêu văn hóa nghệ thuật nên mối quan hệ dần trở nên gắn bó.
"Thời điểm đó, họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ tuổi cao sức yếu, phải điều trị trong bệnh viện. Chiêm ngưỡng, xúc động trước tác phẩm, đồng thời hiểu rõ họa sĩ điều trị rất tốn kém, chúng tôi đã nhận sự chuyển nhượng từ gia đình họa sĩ. Bộ sưu tập đồ sộ hôm nay được tích lũy trong suốt quá trình dài, khoảng 5 năm. Có thể khẳng định, đây là một bộ tranh khá đầy đủ, khẳng định rõ nét chân dung, cống hiến của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ bằng mọi chất liệu, nhiều kích thước, qua nhiều giai đoạn gắn với sự thay đổi của đời sống, lịch sử, văn hóa của nước nhà", nhà sưu tập Trần Cường cho biết.
Nhận xét về những tác phẩm khoả thân của cố họa sĩ, nhà sưu tập Trần Cường khẳng định: "Tác phẩm nude của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ đầy tính nghệ thuật, người xem bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng không mang tính dung tục".
Tại lễ khai mạc triển lãm, họa sĩ Lê Huy Tiếp - học trò của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ bày tỏ lòng biết ơn và sự trân trọng dành cho cố họa sĩ. Nói về người thầy của mình, họa sĩ Lê Huy Tiếp gói gọn trong 3 từ "lãng tử, đam mê, sáng tạo".
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 2/1/2024.
Một vài tác phẩm trưng bày tại triển lãm:
Họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ (3/3/1925 - 9/3/2016) sống tại Hà Nội. Ông từng là giảng viên dạy trang trí và hình họa khoa Cơ bản, Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội (Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội).
Ông từng nhận: Bằng chứng nhận EMRENDIPLOM - Cục Triển lãm Mỹ thuật thủ công Mỹ nghệ Quốc tế tại Đức; Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Giải thưởng 35 năm Hội Mỹ thuật Việt Nam; Giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật quốc tế tại Đức; Huân chương Lao động hạng Nhất; Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Các tác phẩm đoạt Giải thưởng mỹ thuật: Sinh viên tập quân sựchất liệu sơn mài, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lưu giữ; Ngựachất liệu sơn mài, lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam;Cơn lốc chất liệu sơn mài, lưu giữ tại Bảo tàng châu Á và Thái Bình Dương Vacsava; Người con gái Việt Namchất liệu sơn mài, giải Nhất triển lãm Mỹ thuật Thủ đô năm 1989...