Trong chuyến thăm các trường đại học tốp đầu Trung Quốc vào tháng 7,đầutưmạnhvàvòng loại cúp c1 ông Nhậm Chính Phi - nhà sáng lập Huawei - cho biết công ty chuyển vốn đầu tư từ Mỹ sang Nga, tăng cường đầu tư vào Nga, mở rộng nhóm khoa học Nga và tăng lương cho các nhà khoa học tại đây. Đây là kết quả sau khi Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen thương mại hồi năm 2019.
Huawei là nhà sản xuất thiết bị viễn thông và smartphone lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, công ty trở thành con tốt trên bàn cờ quyền lực Mỹ Trung, đối diện với tình thế ngàn cân treo sợi tóc trước lệnh cấm mới nhất của Mỹ nhằm vào công nghệ lõi như bán dẫn.
Richar Yu, Giám đốc bộ phận Tiêu dùng Huawei, đầu tháng này thừa nhận ảnh hưởng lớn từ lệnh cấm của Mỹ tới công ty. Cụ thể, năm 2020 có thể đánh dấu chấm hết cho chip Kirin mà Huawei tự phát triển lâu nay. Cuối tuần trước, trong một hội nghị tại thành phố Thanh Đảo, ông Yu nói Huawei vẫn đang tìm cách đối phó với lệnh cấm chip của Mỹ.
Trong chuyến thăm các trường đại học tháng trước, ông Nhậm khẳng định Huawei phải duy trì con đường tự tiến bộ và cởi mở để sống sót. "Nếu muốn thực sự mạnh mẽ, các bạn phải học từ mọi người, kể cả kẻ thù của bạn".
Bên cạnh việc đầu tư mạnh hơn vào các nước khác, kế hoạch của Huawei còn dựa vào mảng điện toán đám mây, theo Financial Times. Huawei đặt mảng đám mây ngang hàng với mảng smartphone và thiết bị viễn thông từ đầu năm nay.
Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất chip như Qualcomm đang vận động chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm mới nhất để được bán hàng trở lại cho Huawei. MediaTek của Đài Loan cũng xin giấy phép để tiếp tục cung ứng chip cho khách hàng Trung Quốc.
Ông Nhậm nói dù "một số chính trị gia Mỹ muốn Huawei diệt vong", công ty của ông vẫn không có ác cảm với nước Mỹ.
Du Lam (Theo SCMP)
Huawei trước ‘thời khắc sinh tử’: Những cuộc gọi 4 giờ sáng không còn bất thường
Huawei và các đối tác đang chạy hết tốc lực trước khi lệnh cấm của chính phủ Mỹ liên quan tới chip di động bắt đầu có hiệu lực.