Khi Grab thống trị và trở nên “độc quyền”
Phí sử dụng nền tảng ứng dụng,độcquyềnmóctúikháchhàngvàbóclộttàixếitalia vs anh phí chờ quá 5 phút, phí giờ cao điểm, phí cuốc xe đêm... và giờ đây là “phụ phí nắng nóng. Đó là các loại phí mà người tiêu dùng phải trả khi bắt xe bằng ứng dụng Grab trong các hoàn cảnh khác nhau. Trong đó, phí giờ cao điểm Grab “bóc lột” người dùng nhiều nhất, với mức tăng gấp 2-3 lần so với mức cước phí một cuốc xe bình thường.
Với việc nắm giữ số lượng lớn đối tác tài xế, Grab gần như thống trị và “độc quyền” trong lĩnh vực gọi xe công nghệ qua ứng dụng hiện nay. Đặc biệt là trong các giờ cao điểm (11-13h, 16-19h hàng ngày), hoặc trong những điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Điển hình như giờ cao điểm tại một số địa điểm, người dùng rất khó để bắt xe từ các ứng dụng khác, bởi với giá xăng tăng cao ở thời điểm hiện tại, đa số các tài xế sẽ tắt ứng dụng, vì họ xác định chạy trong thời điểm này không được bao nhiêu, thêm vào đó còn bị kẹt xe, tắc đường...
Lúc này người dùng chỉ còn bắt Grab là dễ nhất, do họ có số lượng xe nhiều nhất và tất nhiên giá tăng một cách vô tội vạ theo ứng dụng, vì lúc này gần như là “độc quyền”. Grab muốn tăng cước bao nhiêu thì tăng, gần như không theo một quy tắc nào. Và người dùng để di chuyển bắt buộc phải chọn các chuyến xe từ Grab có giá cước cao này.
Phụ phí nào Grab cũng được hưởng
Với một số loại phí, chẳng hạn như giờ cao điểm, theo các tài xế Grab cho biết, khoản giá tăng gấp 2-3 lần từ các cuốc xe thuộc khung giờ này họ không được hưởng, tất cả đều chảy vào túi của hãng. Bên cạnh đó, mức phí nền tảng 2000 đồng/cuốc xe, cũng thuộc về Grab chứ tài xế không được hưởng đồng nào.
Điều đáng nói, ngay cả “phụ phí nắng nóng” hay “phí cuốc xe ban đêm” Grab đưa ra với lí do hỗ trợ tài xế, hãng cũng cộng thẳng vào cước mỗi cuốc xe. Các tài xế cho biết, khi cộng thẳng vào cước xe, họ không được hưởng toàn bộ mức phụ phí này, mà vẫn phải ăn chia với Grab ở tỉ lệ 7-3 với mức chiết khấu hiện nay.
Chỉ duy nhất mức phí “xe chờ quá 5 phút” là đối tác tài xế được nhận 100% số tiền, tuy nhiên mức phí này thường không xảy ra thường xuyên.
Rõ ràng bằng cách này hay cách khác, Grab vẫn tìm cách “bóc lột” người dùng qua các loại phí và “bóc lột” sức lao động của tài xế, khi họ được hưởng rất ít từ các loại phụ phí nhưng lại phải chạy xe vất vả trên đường. Tiền phần lớn chảy vào túi của Grab như một mặc định.
Tài xế nghỉ chạy, người dùng tẩy chay
Di chuyển trên các thành phố lớn hiện nay, đặc biệt là tại TP.HCM, có thể thấy lượng xe Grab, đặc biệt là GrabBike đã giảm hẳn rất nhiều so với trước đây.
Theo các tài xế cho biết, với tình hình giá xăng như hiện nay (trên 30.000 đồng), Grab vẫn lấy chiết khấu 30%, một tài xế GrabBike chạy 100.000 đồng/cuốc xe chỉ còn thu lại được gần 40.000 đồng, ngày thu về 300.000 – 350.000 đồng. Với thu nhập như hiện tại, chưa kể chi phí bảo trì xe, chạy ngoài đường vất vả, nhiều người đã quyết định dừng chạy để chọn qua một nghề khác.
“Tính ra chạy Grab bây giờ còn thua cả phụ hồ, khi thu nhập của họ từ 350.000 – 450.000 đồng/ngày”, một tài xế Grab tại TP.HCM cho biết.
Đa số các tài xế Grab cho rằng, việc Grab vẫn giữ chiết khấu 30% trong điều kiện giá xăng như hiện nay là quá cao và “bóc lột” tài xế, bên cạnh đó, giờ cao điểm Grab tăng cước gấp 2-3 lần, nhưng tài xế không được hưởng đồng nào, khiến cho họ trở thành công cụ để ứng dụng gọi xe này kiếm tiền. Chính vì thế, việc các tài xế tắt ứng dụng đi làm việc khác đang trở nên phổ biến trong hoàn cảnh hiện nay.
Ngoài ra, với việc tăng cước vô tội vạ, người dùng cũng bắt đầu chọn phương tiện di chuyển khác thay vì chỉ phụ thuộc vào xe công nghệ. Theo chị Hoàng Anh, hiện đang sống tại TP.HCM cho biết, gần 2 tháng nay chị đã trở về lại với taxi truyền thống. Bởi cùng một quãng đường từ quận 1 về quận 9 nhà chị, đi Grab trong giờ cao điểm giá lên tới 250.000 – 350.000 đồng, nhưng đi taxi truyền thống chỉ 120.000 – 150.000 đồng. Bên cạnh đó, taxi giờ cũng có ứng dụng để người dùng gọi xe nên thuận tiện hơn trước đây rất nhiều.
Lê Mỹ