Từ sáng sớm,ànhphốHồChíMinhtrànngậpkhôngkhíhàohùngcủalễkỷniệkeo nha cai de hàng chục ngàn người đã đổ về trung tâm thành phố, tham dự lễ kỷ niệm 35 năm thống nhất đất nước. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước có mặt tại buổi lễ trọng đại này. Đúng 6h30, lễ mít tinh được bắt đầu tại khu lễ đài chính trước Dinh Thống Nhất. Mở màn là những tiết mục nghệ thuật tái hiện lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc Việt Nam từ thời các vua hùng đến cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, thu giang sơn về một mối.
Đến dự buổi lễ có Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Ủy viên Bộ Chính trị ông Trương Tấn Sang và nhiều nhà lãnh đạo cao cấp. Nhiều đại biểu là những quan chức cấp cao của các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Campuchia..., đại sứ quán một số nước tại Việt Nam, đại diện gia đình có công với nước, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang...
Người dân Sài Gòn nô nức đón lễ 30-4
Buổi lễ mít tinh còn có sự tham gia của hàng chục phóng viên của các hãng thông tấn quốc tế, 50.000 cán bộ chiến sĩ, cùng đông đảo người dân.
Vào lúc 7h, Bí thư Thành ủy TP HCM, ông Lê Thanh Hải đọc diễn văn khai mạc lễ diễu hành kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Lễ diễu binh và diễu hành nghệ thuật nhằm biểu dương lực lượng và những thành tích xuất sắc của các đơn vị trực thuộc thành phố.
Bên ngoài khu vực lễ đài, người dân TP HCM nô nức đón chào buổi lễ đặc biệt này. Họ đổ về khu vực rào chắn quanh Dinh Thống Nhất để xem lễ diễu binh. Nét hân hoan hiện trên khuôn mặt nhiều cụ ông, cụ bà tóc đã điểm bạc.
Đến từ rất sớm, một cụ bà ở quận Phú Nhuận đưa cả đại gia đình 9 người gồm các con và cháu đến xem lễ mít tinh. Nhớ lại không khí ngày 30-4 cách đây 35 năm, nét mặt rạng ngời, cụ kể: "Năm ấy, tôi 35 tuổi, mới sinh con gái được 3 tháng. Nghe tin giải phóng miền Nam, tôi vui mừng vô cùng. Thật không thể ngờ, sau một đêm, điều mong ước bấy lâu của cả dân tộc đã trở thành hiện thực. Cùng với mọi người, tôi chạy ra đường vừa hò reo vừa lo hỏi thăm, tìm kiếm người anh trai đi bộ đội. Không thể diễn tả cảm giác hồ hởi, hân hoan lúc đó...".
Còn cụ bà 80 tuổi quê ở Cần Thơ cũng nằng nặc đòi con gái đưa lên xem lễ mít tinh. Cụ kể năm nào cụ cũng lên Sài Gòn vào dịp này để tưởng nhớ lại không khí hào hùng năm xưa. "Đêm trước giải phóng, súng bắn liên tục, người dân ai cũng sợ hãi vô cùng. Đến gần trưa hôm sau, chúng tôi thấy không khí râm ran, náo nhiệt khác thường. Ra cửa thấy cờ hoa rợp trời, nét mặt mọi người ai nấy đều hân hoan, vui mừng, chúng tôi biết là miền Nam đã được giải phóng. Vậy là hòa cùng dòng người, cả gia đình tôi cũng cứ thế cầm cờ kéo ra đường hò reo ăn mừng chiến thắng. Mới đó mà đã 35 năm rồi...", cụ bà nhớ lại.
Đến từ các quận khác nhau của TP HCM và từ các tỉnh của miền Tây Nam Bộ, dù không hề quen biết nhưng nhiều cụ ông, cụ bà như đã quen nhau từ lâu, râm ran cùng ôn lại những kỷ niệm của một thời chiến tranh và chia sẻ cảm xúc ngày chiến thắng. Các thanh niên, nam nữ và trẻ nhỏ háo hức lắng nghe những câu chuyện của lớp người đi trước.
Một số người nước ngoài cũng đến xem và cảm nhận không khí kỷ niệm với tâm trạng vừa háo hức vừa tò mò. Đứng lẫn trong đám đông, nhiều vị khách du lịch ngạc nhiên quan sát nét mặt hớn hở, vui mừng của người dân. Dù không hiểu tiếng Việt nhưng một số "ông Tây" sau một hồi lắng nghe đã gửi lời chúc mừng, chia vui.
Trong thành phố, hầu hết các gia đình đều tập trung trước màn hình nhỏ theo dõi chương trình truyền hình trực tiếp lễ diễu binh.
Người dân cả nước cũng đang háo hức đón xem chương trình bắn pháo hoa mừng ngày thống nhất vào tối nay. TP HCM sẽ bắn pháo hoa tại 7 điểm. Thời gian bắn sẽ kéo dài 15 phút, bắt đầu từ 21h.
THEO VNE