TheởiđầusónggiócủaquanhệMỹkết quả của la ligao CNBC News, buổi chụp ảnh chung dự kiến trong 4 phút, để các đại biểu phát biểu trước báo chí đã kéo dài hơn một một giờ 15 phút vì tranh cãi gay gắt. Cả phía Trung Quốc và Mỹ liên tục gọi các phóng viên trở lại phòng để họ có thể tiếp tục đưa ra lý lẽ.
Ảnh: VGC |
Kỳ vọng về sự kiện ở Anchorage, Alaska, của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan với hai người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị và Dương Khiết Trì vốn đã rất thấp. Giờ đây, những tranh cãi giữa đôi bên ngay từ phần khai mạc khi đối thoại thực sự còn chưa diễn ra cho thấy rất nhiều sóng gió đang chờ sẵn họ.
Trong những bình luận công khai, Ngoại trưởng Blinken tuyên bố Mỹ sẽ bày tỏ "quan ngại sâu sắc về những hành động của Trung Quốc, bao gồm ở Tân Cương, Hong Kong, Đài Loan, tấn công mạng nhằm vào Mỹ, sự cưỡng ép kinh tế đối với các đồng minh của chúng tôi".
"Mỗi hành động đó đe trật tự dựa trên quy tắc nhằm đảm bảo an ninh toàn cầu. Đó là lý do chúng không chỉ là các vấn đề nội bộ, và chúng tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải nêu ra những vấn đề này ở đây hôm nay", ông lập luận.
Bắc Kinh tuyên bố các vấn đề ở Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan là chuyện nội bộ, và các quan chức nhắc lại tại cuộc họp rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối sự can thiệp của nước ngoài. Ông Dương Khiết Trì "tố" phía Mỹ "đã dàn dựng công phu" cuộc đối thoại, theo NBC.
"Tôi nghĩ chúng tôi đã nghĩ quá tốt về Mỹ, chúng tôi cứ nghĩ phía Mỹ sẽ tuân theo các nghi thức ngoại giao cần thiết", ông Dương Khiết Trì bình luận và tuyên bố, "Mỹ không có đủ tư cách để nói họ muốn đối thoại với Trung Quốc từ một vị thế sức mạnh".
Quan chức này cho rằng, Mỹ phải đối xử với phía Trung Quốc "một cách đúng đắn", đồng thời nhắc lại kêu gọi của Bắc Kinh về hợp tác.
Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Chính phủ Trung Quốc đã và đang củng cố quyền lực cả ở trong và ngoài nước. Năm ngoái, Bắc Kinh đã thúc đẩy nhiều thỏa thuận thương mại lớn với các nước láng giềng châu Á - Thái Bình Dương và Liên minh châu Âu.
Các quan chức Trung Quốc cũng nhấn mạnh thành công của họ trong việc nhanh chóng kiểm soát đại dịch Covid-19 trong nước và đưa hết 1,4 tỷ dân nước này thoát khỏi cảnh đói nghèo. Hai thành tích này đều được ông Dương Khiết Trì nêu ra trong cuộc gặp.
"Chúng tôi tin rằng, điều quan trọng là Mỹ phải thay đổi hình ảnh của chính mình, và ngừng thúc đẩy nền dân chủ của riêng mình ở phần còn lại của thế giới", ông Dương Khiết Trì quả quyết.
Buổi đối thoại ngày đầu giữa hai nước đã kết thúc sau hơn ba giờ và các đại biểu sẽ họp trở lại vào ngày 19/3.
Căng thẳng Mỹ-Trung đã leo thang mấy năm qua dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Ông Trump dùng thuế quan và các lệnh trừng phạt để giải quyết những than phiền dai dẳng về việc Trung Quốc thiếu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ và các hoạt động kinh doanh không công bằng khác. Tranh chấp ban đầu tập trung vào thương mại, sau đó lan sang công nghệ, tài chính và nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Ngay khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ, Bắc Kinh đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 28 người, trong đó có một số thành viên của chính quyền ông Trump. Vài ngày trước cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai bên, chính quyền ông Biden thông báo trừng phạt 24 quan chức Trung Quốc.
Giới phân tích cho rằng Tổng thống Biden sẽ có cách tiếp cận chừng mực hơn và hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh của Mỹ trong việc gây áp lực lên Trung Quốc.
Toàn cảnh cuộc Đối thoại Mỹ - Trung
Thanh Hảo
Mỹ và Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt các chính sách của nhau trong cuộc đối thoại cấp cao trực tiếp đầu tiên diễn ra tại Alaska.
(责任编辑:Cúp C2)