TheàngloạtthiếtbịGooglebịcấmnhậpkhẩuvàoMỹkèo nhà cái bóng đá châu âuo phán quyết cuối cùng của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC), Google vi phạm 5 bằng sáng chế công nghệ âm thanh của nhà sản xuất loa Sonos và bị cấm nhập khẩu sản phẩm vi phạm bản quyền vào Mỹ. ITC có quyền quyết định các vụ kiện thương mại và cấm nhập khẩu hàng hóa vi phạm bản quyền. Phán quyết của ITC đã khép lại 2 năm tranh chấp giữa Sonos và Google. Các sản phẩm mà Sonos yêu cầu ITC cấm nhập khẩu bao gồm loa thông minh Google Home, điện thoại và máy tính Pixel, thiết bị phát video Chromecast. Những mặt hàng này sản xuất tại Trung Quốc rồi vận chuyển tới Mỹ. Sau 60 ngày, lệnh cấm nhập khẩu sẽ có hiệu lực. Trong khoảng thời gian đó, Tổng thống Mỹ sẽ xem xét vấn đề. Theo ITC, Google vi phạm Đạo luật Thuế quan năm 1930 – ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như nhập khẩu sản phẩm vi phạm bản quyền, bằng sáng chế và sở hữu thương mại của Mỹ. Sonos còn 2 vụ kiện vi phạm bản quyền khác với Google đang chờ xét xử tại tòa án liên bang. Vụ đầu tiên nộp đơn vào tháng 1/2020, vẫn đang chờ quyết định của ITC do liên quan đến các bằng sáng chế trùng lặp nhau. Vụ thứ hai, liên quan đến bộ bằng sáng chế khác, đang xử lý tại Tòa án quận San Francisco. Eddi Lazarus, Giám đốc pháp lý Sonos, cho rằng dù Google thay đổi thiết kế để “hạ cấp hay loại bỏ tính năng sản phẩm nhằm thoát lệnh cấm nhập khẩu” thì các sản phẩm của Google vẫn vi phạm hàng chục bản quyền của Sonos. Ông hối thúc Google trả phí bản quyền hợp lý cho công nghệ của hãng. Phán quyết dường như không ảnh hưởng gì nhiều đến Google do lệnh cấm nhập khẩu chỉ tác động đến những sản phẩm mới dùng công nghệ mới, không phải mảng quảng cáo trực tuyến. Alphabet, công ty mẹ Google, gộp doanh số phần cứng với các bộ phận không phải quảng cáo khác, bao gồm bán ứng dụng và truyền thông kỹ thuật số. Danh mục chiếm 18% doanh thu Alphabet trong quý III/2021. Sonos khẳng định đã chia sẻ chi tiết về công nghệ với Google từ năm 2013 khi hai công ty hợp tác cùng nhau. Ban đầu, Google không cạnh tranh với Sonos song cuối cùng gia nhập thị trường phát nhạc năm 2015 và ra mắt Google Home năm 2016. Theo Sonos, Google vi phạm hơn 100 bản quyền của họ và đề xuất ký thỏa thuận cấp phép với Google nhưng không đạt đồng thuận. Vụ kiện là một phần tất yếu trong quá trình mở rộng danh mục sản phẩm của Google. Google khởi đầu từ một công cụ tìm kiếm Internet hơn 2 thập kỷ trước. Ngày nay, công ty sản xuất hàng loạt phần cứng, từ smartphone đến máy tính, thiết bị nhà thông minh. Họ cũng bán hạ tầng đám mây cho các doanh nghiệp khác hay kết nối Internet tốc đọ cao cho người tiêu dùng. Sự bành trướng của Google là áp lực với các công ty nhỏ hơn về tiềm lực. Sonos là công ty tiên phong về loa thông minh tại gia, sở hữu tính năng phát nhạc hoặc podcast từ smartphone và kết nối không dây để phát nhạc tại các phòng khác nhau. Tuy nhiên, Google, Amazon, Apple và Facebook đều lấn sang thị trường này trong vài năm qua vì xem loa thông minh là cánh cửa để giới thiệu trợ lý giọng nói đến hàng triệu gia đình khắp thế giới. Khi các ông lớn công nghệ chịu sự giám sát ngày một lớn từ nhà chức trách và chính trị gia, các đối thủ nhỏ hơn đã thách thức những hành vi của Big Tech trước tòa án. Chẳng hạn, Epic Games – nhà sản xuất game Fortnite – kiện Apple và Google vì phí hoa hồng trên chợ ứng dụng. Facebook bị ứng dụng chia sẻ ảnh Phhoto kiện vào tháng 11/2021 do vi phạm luật chống độc quyền. Du Lam (Theo NYT) Nhà chức trách Pháp phạt Google 150 triệu EUR và Facebook 60 triệu EUR do vi phạm quy định liên quan tới cookie trên trình duyệt web. Pháp phạt Google, Facebook hàng trăm triệu EUR