Cầu Cần Thơ: Động lực phát triển của vùng đất “chín rồng”_bong đá tv
作者:Cúp C2 来源:Cúp C1 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-12 08:29:27 评论数:
Cầu Cần Thơ nối đôi bờ sông Hậu / Như rồng bay trên sóng nước Cửu Long /Chuyện thần thoại nhưng mà có thật / Niềm vui nay ta đã đợi cả đời... Như thế,ầuCầnThơĐộnglựcpháttriểncủavùngđấtchínrồbong đá tv vùng đất Cửu Long đã có đủ “đôi hài vạn dặm”, cầu Cần Thơ cùng cầu Mỹ Thuận đóng vai trò động lực phát triển của vùng đất “chín rồng”.
Cầu Cần Thơ- Cây cầu dây văng hiện đại nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm nàyVóc dáng cây cầu
Có độ dài 2.750m, là cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á và thứ 7 thế giới, cầu Cần Thơ nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, cách bến phà hiện hữu 3.200m về phía hạ lưu. Mẹ Việt Nam nghèo vẫn chắt chiu cho đứa con xa nơi trời Nam Tổ quốc với mức vốn đầu tư 342 triệu USD (khoảng hơn 4.832 tỷ Việt Nam đồng) bằng vốn vay OECF của Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam. Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, cầu Cần Thơ có tổng chiều dài 15.850m, trong đó cầu chính dài 2.750m, riêng phần cầu dây văng dài 1.090m gồm 7 nhịp liên tục: 2x70+130+550+130+2x70, rộng 23,1m cho 4 làn xe cơ giới 14m, 2 làn bộ hành 5,5m, còn lại là dải phân cách, dải an toàn, lan can rộng 3,6m, độ tĩnh không thông thuyền là 30mx300m và 39mx110m. Phần cầu dẫn vào cầu dài 13.100m, phía Vĩnh Long dài 5.410m, phía Cần Thơ dài 7.690m, rộng 24,1m, có 4 làn xe cơ giới rộng 14m... với hai tháp trụ chính hình chữ A cao 165,3m, là một dự án lớn, trọng điểm phía Nam. Việc xây cầu Cần Thơ không những góp phần quan trọng cải thiện hạ tầng cơ sở của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đáp ứng nhu cầu vận tải theo yêu cầu của nền kinh tế mà còn tạo điều kiện cho Việt Nam áp dụng công nghệ xây dựng cầu tiên tiến phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cầu Cần Thơ trước ngày chính thức thông xe (24-4-2010)Trước ngày thông xe, tôi có dịp đứng trên mặt cầu phóng tầm mắt về phía phà Cần Thơ ngắm những chuyến phà hối hả ngược xuôi, chỉ thời gian ngắn nữa thôi chúng sẽ không còn hoạt động vì đã có cầu thay thế. Sẵn tính hoài cổ của người già tôi vẫn thấy vấn vương nhớ lại: Sau nhiều năm bàn thảo, trên cơ sở chấp thuận của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, ngày 25-3-1997 đại diện Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và Bộ Kế hoạch - Đầu tư ký biên bản thỏa thuận với Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) về công việc lập Nghiên cứu khả thi với vốn viện trợ của Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam. Năm 1998, Bộ GTVT có quyết định đầu tư, giao cho Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận thay mặt Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Từ đó đến nay là cả núi công việc mà các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân Việt Nam cùng nhà tư vấn Nippon Koei và Padeco Nhật Bản tiến hành, để hôm nay cầu Cần Thơ nên dáng nên hình. Với tôi, câu nói của Thủ tướng Phan Văn Khải tại lễ khởi công ngày 25-9-2004 như vẫn còn văng vẳng bên tai: “Xây cầu Cần Thơ là một quyết tâm lớn của Chính phủ.”
Phà Cần Thơ những ngày cuối cùng, trước khi cây cầu được thông xeBài toán phát triển
ĐBSCL với dân số gần 20 triệu người, diện tích tự nhiên hơn 3,9 triệu ha, 2,5 ha đất sản xuất nông nghiệp, mỗi năm sản xuất hơn 18 triệu tấn lương thực, 5 đến 7 triệu tấn hàng hóa nông sản xuất khẩu, là một vùng kinh tế năng động. Dù lắm cá nhiều tôm, thóc gạo đầy bồ, nhưng vì trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, lũ lụt liên miên, cơ sở hạ tầng yếu kém nên vẫn “thua chị kém em”. Theo số liệu cập nhật từ bến phà Cần Thơ, lưu lượng xe qua phà mỗi ngày tới gần 30.000, dự đoán năm 2020 sẽ là hơn 75.000. Cầu Cần Thơ hoàn thành vào thời điểm này đồng nghĩa với trở ngại qua sông Hậu được giải tỏa. Như vậy việc khắc phục trở ngại cuối cùng trên quốc lộ 1A tại điểm giao sông Hậu, mối giao thông quan trọng nhất của ĐBSCL cũng như cả nước sẽ không còn.
Đúng như Thủ tướng Phan Văn Khải nói: “Xây cầu Cần Thơ là quyết tâm lớn của Chính phủ” để ĐBSCL “cất cánh”. Thực tế phát triển kinh tế - xã hội từ TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương... soi vào ĐBSCL càng nghiệm ra rằng: vùng đất “chín rồng” muốn tăng trưởng nhanh ngoài phát triển mạnh mẽ nông nghiệp còn phải đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến và dịch vụ... Muốn vậy lại phải nhờ sự phát triển của giao thông. Hệ thống đường quốc lộ 1A, quốc lộ N1... trong kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 99/QĐ-CP, cùng với cầu Mỹ Thuận, nay đến cầu Cần Thơ sẽ tạo động lực cho ĐBSCL phát triển, đặc biệt vai trò của thành phố Cần Thơ với bến cảng, sân bay, sẽ nắm vai trò đầu tàu, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến hàng nông sản xuất khẩu, tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ khu vực. Đặt một phép tính đơn giản, nếu như hàng hóa ĐBSCL được chế biến, xuất khẩu tại Cần Thơ sẽ bớt được chi phí vận chuyển từ 6 - 8 USD/tấn so với xuất khẩu tại cảng TP.HCM. Số tiền tiết kiệm đó sẽ là từ 25 đến 30 triệu USD mỗi năm cho giai đoạn năm 2010-2015 và từ 35 đến 45 triệu USD mỗi năm cho giai đoạn năm 2015-2020... Như vậy riêng tiền tiết kiệm chi phí vận chuyển chỉ 10 năm đã thừa tiền xây cầu. Ngoài ra sự giao lưu về hàng hóa, cùng với sự giao lưu về văn hóa, tiếp thu công nghệ mới sẽ tạo nguồn sinh khí cho sự tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa xã hội cho cả khu vực phía Nam của Việt Nam với khu vực ASEAN.
Niềm vui nối tiếp niềm vui...
Ngày khánh thành cầu Mỹ Thuận đã là niềm vui vô bờ với người dân miền đất “chín rồng”. Trong số những người vui mừng dự lễ, nhiều bà con người Cần Thơ và miền Tây sông Hậu lại vương vấn nỗi ước mơ “Bao giờ có cầu Cần Thơ?”. Niềm ao ước bấy lâu nay đã thỏa nỗi chờ mong. Đúng 9 giờ 30 phút sáng ngày 3-10-2009, tấm dầm bê tông thép cuối cùng, rộng 7m, nặng 85 tấn được nâng lên và đặt vừa khít mặt cầu trong tiếng vỗ tay reo hò mừng vui của hàng trăm kỹ sư, công nhân Việt - Nhật đánh dấu giờ phút quan trọng: cầu Cần Thơ liền một dải, quốc lộ 1A từ Mục Nam Quan đến mũi đất Cà Mau liền một dải. Tự hào thay, giai cấp công nhân Việt Nam, ngành xây dựng cầu đường Việt Nam phát triển vượt bậc. Tuy kinh nghiệm chưa nhiều, song với tinh thần khiêm tốn học hỏi, khai thác khả năng liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế, sáng tạo làm chủ công nghệ để xây dựng cầu Cần Thơ hiện đại bắc qua dòng sông rộng nhất nước. Ông Nguyễn Nam Tiến, Giám đốc dự án cầu Cần Thơ cho biết: Lúc cao điểm công trường có tới 4.000 công nhân làm việc, số kỹ sư là 350, trong đó có 100 kỹ sư Nhật Bản sát cánh cùng kỹ sư Việt Nam rất “tâm hợp ý đầu”.
Nhưng có lẽ niềm vui nhất khi cầu Cần Thơ hợp long và sắp sửa khánh thành lại thuộc về người dân. Ông Trần Đức Quốc, một nhà vườn trồng bưởi Năm Roi xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, Vĩnh Long giọng hồ hởi: Trước chở bưởi đi bán tới chỗ đưa hàng lên container để xuất khẩu phải qua đường vòng thị trấn Bình Minh hơn 15km, nay nhờ có đường mới rút ngắn được 8km vừa giảm được chi phí vận chuyển hơn một nửa, chất lượng bưởi lại được bảo đảm, thật vô cùng tiện lợi. Ông Phan Quang Dự, Giám đốc cụm phà Hậu Giang tính toán: “Cầu Cần Thơ sẽ rút ngắn thời gian vượt sông hơn 30 phút, tiết kiệm chi phí vận hành 20.400 đồng cho mỗi ô tô, mỗi ngày tiết kiệm hàng tỷ đồng hao tổn chất lượng hàng hóa và chi phí vượt sông bằng phà”. Nhưng còn những giá trị lớn hơn, phía Vĩnh Long như lời anh Trần Văn Sang, Chủ nhiệm HTX bưởi Năm Roi xã Hòa Mỹ: Tuyến đường dẫn vào cầu Cần Thơ còn là nút giao thông quan trọng nối liền các xã vùng sâu của 3 huyện Bình Minh, Bình Tân, Trà Ôn với đô thị thành phố Vĩnh Long. Tỉnh Vĩnh Long còn được “hưởng xái” có thêm đường liên huyện Trà Ôn - Bình Minh nối liền cảng Bình Minh, khu đô thị cặp sông Hậu hòa vào quốc lộ 54 qua Đồng Tháp, sang Trà Vinh ra mép biển Đông. Bên phía Cần Thơ, dưới chân cầu các khu đô thị mới 586, Hưng Phú, Nam Long đang được gấp rút xây dựng, đường cảng Cái Cui được mở rộng đón cầu Cần Thơ khánh thành. Và chắc chắn rằng ngày khánh thành cầu Cần Thơ sẽ là ngày hội lớn của người dân vùng đất “chín rồng”, kỷ niệm 35 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng
TRỌNG ĐẠT