Một động thái mới của CHDCND Triều Tiên đang làm dấy lên những quan ngại ở phương Tây về nguy cơ quốc gia này sắp tiến hành các cuộc tấn công mạng.
Các chuyên gia ước tính,ềuTiênkhiếnphươngTâyesợnguycơtấncôngmạcác trận đấu ngoại hạng anh khả năng truy cập Internet trước đây của CHDCND Triều Tiên rất hạn chế, chỉ vào khoảng vài trăm cho tới hơn 1.000 kết nối. Ảnh: Word Press |
Căng thẳng ngoại giao đang gia tăng trong những tuần gần đây khi Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai khẩu chiến về chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của quốc gia Bắc Á. Bất chấp các nỗ lực dàn xếp, Bình Nhưỡng đã liên tiếp cho thử tên lửa, hạt nhân, buộc Liên hợp quốc phải ra lệnh trừng phạt mới đối với nước này.
Dyn Research, tổ chức chuyên giám sát lưu lượng Internet quốc tế, ghi nhận công ty viễn thông Nga TransTeleCom bắt đầu cung cấp đường truyền mạng cho CHDCND Triều Tiên kể từ lúc 9h08 giờ GMT ngày 1/10. Trước đây, nhiệm vụ dẫn truyền như thế này chỉ do công ty China Unicom của Trung Quốc đảm nhiệm theo một thỏa thuận có từ năm 2010.
Theo các chuyên gia Dyn Research, TransTeleCom dường như đang thực hiện dẫn truyền gần 60% lưu lượng Internet của CHDCND Triều Tiên, trong khi Unicom cung cấp dịch vụ cho 40% lưu lượng còn lại.
Việc CHDCND Triều Tiên mở đường kết nối mới ra bên ngoài được 38 North, một dự án của Viện Mỹ - Hàn thuộc Trường nghiên cứu quốc tế cao cấp (SAIS), Đại học Johns Hopkins, phát hiện đầu tiên.
TransTeleCom đã từ chối bình luận về vụ việc hoặc xác thực bất kỳ thỏa thuận mới nào với chính phủ CHDCND Triều Tiên hoặc các cơ quan viễn thông thuộc nước này. Công ty Nga ra tuyên bố nhấn mạnh: "Trước đây, TransTeleCom đã kết nối các mạng lưới với CHDCND Triều Tiên theo một thỏa thuận đã ký với tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Triều Tiên năm 2009".
Các chuyên gia bảo mật phương Tây lo ngại, động thái mới có thể mang tới cho CHDCND Triều Tiên khả năng tấn công mạng lớn hơn. Bryce Boland, trưởng ban công nghệ khu vực châu Á - Thái Bình Dương của công ty an ninh mạng FireEye nhận định, việc duy trì các đường truyền Internet thông qua cả Trung Quốc và Nga cũng sẽ giúp CHDCND Triều Tiên giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào vào thời điểm đang phải đối mặt với vô số áp lực địa - chính trị.
Các chính phủ phương Tây lâu nay vẫn đổ lỗi cho Bình Nhưỡng về hàng loạt vụ tấn công mạng quy nghiêm trọng trong vài năm trở lại đây, kể cả các đợt tập kích của hacker nhắm vào các ngân hàng, hãng sản xuất phim Sony. Gần đây nhất, CHDCND Triều Tiên bị phương Tây cáo buộc có dính líu đến các hacker phát tán mã độc tống tiền WannaCry, từng gây tổn hại cho hàng triệu máy tính trên khắp thế giới. Tất nhiên, CHDCND Triều Tiên đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận các cáo buộc trên.
Tuấn Anh(theo Daily Mail)
Bùng nổ ĐTDĐ ở CHDCND Triều Tiên
Bình Nhưỡng được xem là đang ở ngưỡng cửa cuộc cách mạng kỹ thuật sốkhi người sử dụng điện thoại di động tại đất nước này tăng mạnh với gần 1triệu người.