Nhắc đến thiên tài với trí thông minh hàng đầu nhân loại của thế kỷ 20,ịchthầnđồngIQlàmviệcchoNASAnămtuổkq besiktas nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Steven Hawkings và Albert Einstein. Tuy nhiên, có một người đã vượt qua cả chỉ số IQ và trí tuệ tổng thể của 2 nhà bác học này, đó là Kim Ung Yong đến từ Hàn Quốc.
Thiên chất thông minh ngay từ nhỏ
Kim Ung Yong sinh năm 1962 tại Seoul, Hàn Quốc. Ông là con cả trong một gia đình có ba người con. Ngay từ khi còn rất nhỏ, Kim đã thể hiện một trí tuệ phi thường. Ông bắt đầu biết nói khi mới 6 tháng tuổi và đến năm 4 tuổi, ông có thể đọc và viết bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Đức và tiếng Anh, theo Korea Sports Economy.
Kim 5 tuổi đạt chỉ số IQ 210 và được ghi vào Sách kỷ lục Guinness thế giới với tư cách là người có chỉ số IQ cao nhất thế giới. Ông đã duy trì kỷ lục này trong 10 năm liên tiếp và được công nhận là thiên tài tầm cỡ thế giới.
Cha mẹ đã nhận ra khả năng đặc biệt của con và đã đăng ký cho Kim vào một trường học địa phương dành cho trẻ em có năng khiếu.
Năm 1967, khi Kim mới 5 tuổi, ông đã xuất hiện trên Đài Truyền hình Fuji ở Nhật Bản và khiến khán giả nước này và thế giới sửng sốt với khả năng giải các phương trình toán học phức tạp mà hầu hết mọi người đều không thể làm được.
Sau đó, gia đình rất lo ngại về sự an toàn vì con có thể trở thành mục tiêu của những kẻ bắt cóc hoặc tống tiền vì vậy họ quyết định chuyển đến Mỹ.
Khi 8 tuổi, Kim Ung Yong được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mời đến để làm việc với tư cách là nhà nghiên cứu. Ông nhanh chóng thích nghi với cuộc sống ở Mỹ và gây ấn tượng với "đồng nghiệp" về trí thông minh cũng như tinh thần làm việc.
Ông làm việc trong nhiều dự án khác nhau, bao gồm thiết kế tàu con thoi và phát triển hệ thống máy tính để sử dụng trong thám hiểm không gian.
Từ bỏ đỉnh cao vì vô cùng cô độc
Mặc dù thành công và được ghi nhận tại NASA, Kim Ung Yong vỡ mộng với công việc. Từ trong sâu thẳm, Kim vẫn là chàng trai trẻ đang lớn, khao khát tình thương của gia đình và bạn bè ở Hàn Quốc.
Kim Ung Yong từng chia sẻ, 10 năm học tập và nghiên cứu ở Mỹ là khoảng thời gian cô độc và đáng buồn nhất trong đời ông.
"Thời điểm đó, tôi sống chẳng khác gì một cỗ máy. Tôi thức dậy, giải quyết những việc được giao hằng ngày, ăn, ngủ và cứ thế, thời gian trôi đi. Tôi thực sự không biết tôi đang làm gì. Tôi vô cùng đơn độc và không có lấy một người bạn".
Ông đã đưa ra một quyết định khó khăn là rời NASA, trở về Hàn Quốc và tiếp tục việc học và nghiên cứu. Quyết định rời NASA của Kim Ung Yong vấp phải sự phản đối kịch liệt của cha mẹ và đồng nghiệp bởi họ tin rằng ông đang bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một.
Những người trước đây ca ngợi Kim quay ngoắt 180 độ gọi ông là "thiên tài thất bại", chỉ trích ông vì quyết định này, theo The Korea Heralds. Kim đã phải vật lộn với chứng trầm cảm và cảm giác bị cô lập trong những năm đầu trở lại quê nhà, thậm chí có lúc, Kim còn nghĩ đến việc tự tử.
Bắt đầu từ con số 0
Kim Ung Yong bắt đầu lại từ đầu. Ông theo học các cấp học để lấy bằng chỉ trong 2 năm sau khi về nước.
Năm 1981, ở tuổi 19, Kim Ung Yong đăng ký vào ngành kỹ thuật dân dụng ở Đại học quốc gia Chungbuk. Sau khi tốt nghiệp, ông làm nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đất đai và Môi trường. Ông coi đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất kể từ khi sinh ra.
Kể từ năm 1988, ông đã xuất bản hơn 100 bài báo trên các tạp chí học thuật trong và ngoài nước, theo Hãng thông tấn Yonahap. Năm 2014, Kim Ung Yong đã trở thành giáo sư của ĐH Shinhan tại tỉnh Gyeonggi ở tuổi 52.
Hiện nay, ông cũng là diễn giả cho một số chương trình giáo dục trẻ em và đưa ra nhiều lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh về giáo dục con cái.
Kim Ung Yong cho rằng mọi người quá đề cao chỉ số IQ. “Một số người nghĩ rằng những người có chỉ số IQ cao thì toàn năng, nhưng điều đó không đúng. Hãy nhìn tôi này, tôi không có năng khiếu âm nhạc, cũng không giỏi thể thao. Cũng giống như các kỷ lục thế giới dành cho vận động viên, có chỉ số IQ cao chỉ là một yếu tố khác của tài năng con người". “Xã hội không nên đánh giá bất kỳ ai với các tiêu chuẩn đơn phương, mọi người đều có năng lực học tập, kỳ vọng, tài năng và ước mơ khác nhau, chúng ta nên tôn trọng điều đó,” ông Kim nói. |
Tử Huy
(责任编辑:Cúp C1)