Ngày nay,Ănmóncanhrautậptàngnhớvềmộtthờigiankhókết quả tỷ số roma với trẻ em nói chung, và nhất là với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở nông thôn, miền núi nói riêng, thì cũng có không nhiều bé biết được canh rau tập tàng là như thế nào. Thực ra cũng đúng thôi, vì chúng có được ăn mấy đâu mà biết, khi mà cha mẹ, ông bà chúng đã đủ đầy hơn về kinh tế nên mấy thứ rau của... nhà nghèo ấy chỉ có những trẻ con nhà nghèo như tôi mới biết, mới tận tường. Vâng, tuổi thơ tôi lớn lên và trải qua nhiều mùa giáp hạt thiếu đói một phần cũng nhờ món canh rau tập tàng giản đơn nhưng vô cùng ngon ngọt mà mẹ và bà nội tôi vẫn hái ngoài bờ ruộng ngoài đồng, hay quanh quất ven đường làng, trong vườn nhà... Những gia đình nghèo của làng như nhà tôi thường không có đủ tiền để thường xuyên mua rau ngoài chợ, vì thế mà mỗi khi ra đồng làm luôn cắt cử một, vài thành viên trong gia đình tranh thủ độ vài chục phút đi hái các loại rau dại mọc hoang ven bờ, ven luống ngô, dõng khoai... để về nấu canh ăn. Các thứ rau đó là: rau dền, rau rệu, rau sam, rau mảnh cộng, rau vòi voi, rau bìm bìm... Tất cả các thứ rau hỗn độn đó được rửa sạch sẽ rồi mang nấu chung vào một nồi, để rồi có được món canh rau tập tàng ngon ngọt đến khó quên, mặc dù khi nấu chỉ nêm chút muối trắng, chút mì chính, ngoài ra chẳng có thêm nước xương ống, dầu mỡ gì nữa. Để được gọi là canh rau tập tàng thì ít nhất trong nồi canh phải có ít nhất là 3 đến 4 thứ rau trở lên, mà nhất thiết phải toàn là rau dại mọc tự nhiên. Cũng có khi canh rau tập tàng là sự kết hợp của mấy thứ rau tự nhiên ấy, cộng với một chút lá bầu, lá mướp non vò nát, hay thêm mấy cuộng hoa bí, hoa thiên lý... Mẹ tôi thường bảo, càng có nhiều thứ rau nấu lẫn thì nồi canh càng ngon ngọt. Canh rau tập tàng nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai nấu cũng được, cũng ngon ngọt, mà phải có một chút “bí quyết” nho nhỏ nếu không canh có thể bị quá mặn hoặc quá nhạt, đôi khi rau lại quá nồng, ăn mất ngon... Công thức để chế biến một món canh rau tập tàng ngon thì lúc nấu phải liệu độ nêm nếm muối, mì chính sao cho khéo để canh ăn vừa đủ độ mặn, nhạt. Canh nhất thiết phải nấu suông, không có mỡ, dầu, và nếu muốn nồi canh thêm hấp dẫn thì có thể thêm vào một vài quả cà chua dầm nhuyễn. Nếu có chút nước mắm cua nêm vào thì nồi canh càng tuyệt thơm ngon. Khi nước sôi, bỏ rau vào nấu phải đun lửa to để rau không bị đỏ, mà luôn giữ màu xanh non bắt mắt. Ngày nay, nhiều gia đình mua rau tập tàng ngoài chợ về nấu với tôm, với xương, thịt và nêm nếm nhiều thứ gia vị hiện đại khác. Thế nhưng, tô canh của các thứ rau tập tàng đó hẳn nhiên không còn giữ được bản chất của món canh của nhà nghèo nữa, mà nó đã trở thành món canh của nhà giàu mất rồi, vì nó quá tốn kém và đắt tiền, dẫu chắc chắn nó ngon hơn và ngọt hơn hẳn canh rau tập tàng nấu suông Món canh rau tập tàng để nguội chan cơm trắng ăn kèm với cà muối, hay cà dầm tương là tuyệt ngon. Ngày tôi còn nhỏ, gia đình còn quá nghèo vậy mà những bữa mẹ nấu canh rau tập tàng tôi đều “đánh” ba, bốn bát cơm một cách ngon lành, mặc dù trên mân thường nhật chỉ là món canh giản đơn này cùng bát cà muối. Ngày nay, ít có dịp được ăn món canh này do đặc thù sống ở thành phố, nhưng mỗi khi nhắc nhớ đến món canh rau này thì trong tôi lại gợi lên bao kỷ niệm về một thời gian khó đã qua... Nguyễn Thị Hải (Trường ĐH Văn hoá Hà Nội)Rau tập tàng (Hình minh họa: internet)