Các biểu tượng cảm xúc (emoji) hiện gần như là một phần không thể thiếu trong các tin nhắn,ểutượngcảmxúcemojinàođượcưachuộngnhấtthếgiớgame nhà cái uy tín đoạn chat hay thông điệp giữa những người dùng thiết bị di động và mạng xã hội trên toàn thế giới. Trong số đó, "khuôn mặt với những giọt nước mắt vui sướng" là emoji được ưa chuộng nhất hiện nay. Đại học Michigan (Mỹ) vừa tiến hành nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên về việc sử dụng emoji trên toàn cầu. Nhóm nghiên cứu đã dùng ứng dụng Kika Emoji Keyboard để thu thập dữ liệu từ 427 triệu tin nhắn từ gần 4 triệu người dùng smartphone ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới để xem liệu việc dùng emoji có phổ biến hay thay đổi phụ thuộc vào địa điểm và nền văn hóa hay không. "Emoji có mặt khắp mọi nơi. Chúng đang trở thành ngôn ngữ phổ quát, kết nối mọi người ở các nền văn hóa khác nhau", Wei Ai, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. Ai và các cộng sự khám phá ra rằng, trong tổng số 1.281 emoji hiện có trên thế giới, chỉ 119 biểu tượng trong số đó được dùng phổ biến và chiếm tới hơn 90% số lượt sử dụng emoji toàn cầu. 20 emoji "hot" nhất thuộc về các nhóm biểu tượng mặt, trái tim và bàn tay. Điều này ám chỉ "nét mặt và các dấu hiệu cơ thể đóng một phần quan trọng trong biểu đạt ý kiến". Đặc biệt, các nhà nghiên cứu phát hiện, biểu tượng "khuôn mặt cười với các giọt nước mắt tuôn trào " được ưa chuộng nhất thế giới, chiếm tới 15,4% tổng số lượt sử dụng emoji. Tuy nhiên, vẫn có một vài nước tỏ ra không mấy mặn mà với emoji này. Theo nhóm nghiên cứu, người Pháp thích dùng emoji trái tim, với khoảng 20% tin nhắn từ người dùng ở nước này chứa ít nhất một biểu tượng cảm xúc như vậy. Trong khi đó, người dùng ở các quốc gia khác thiên về những emoji liên quan đến khuôn mặt hơn. Các chuyên gia nhận thấy, các nước có chủ nghĩa cá nhân phát triển cao độ như Australia, Pháp và CH Séc có xu hướng đưa thêm các emoji hạnh phúc vào tin nhắn của họ. Ngược lại, các emoji buồn phổ biến hơn ở những nước như Mexico, Chile, Peru và Colombia, nơi các cá nhân có mối quan hệ gắn bó bền chặt hơn. Ngoài ra, những người sống trong các xã hội đề cao thành quả của tương lai như Pháp, Hungry và Ukraine ít khả năng chọn dùng các emoji tiêu cực hơn so với những người sống trong các xã hội ngưỡng vọng truyền thống quá khứ hơn. Bên cạnh việc phân tích địa điểm và nền văn hóa, nhóm nghiên cứu còn xem xét về sự khác biệt giới tính giữa những người hay sử dụng emoji. Kết quả cho thấy, 68,3% người dùng biểu tượng cảm xúc là nữ và tới 74,3% trong số họ đang ở độ tuổi dưới 25. Các chuyên gia nhận định, những khám phá trên có thể được dùng làm căn cứ để phát triển các emoji mới trong tương lai. Tuấn Anh (Theo Daily Mail)Tốp 20 emoji được ưa chuộng nhất thế giới. Ảnh: umich.edu