Là một người từng sinh sống tại nhiều tỉnh,ệnthểkhiđiđườngkéolùivănhoágiaothôkèo bóng đá thế giới thành phố ở Việt Nam, tôi nhận thấy tình hình chấp hành luật giao thông của người dân chúng ta còn chưa cao, dù là ở thành phố lớn hay khu vực nông thôn.
Nếu như những thanh thiếu niên trẻ chưa chín chắn, thích thể hiện, phạm luật giao thông thì đã đành nhưng ở Việt Nam chúng ta thành phần phạm luật giao thông thì đủ cả nam phụ lão ấu. Tôi để ý, có những bậc trung niên bình thường đi xe rất chậm, rất cẩn thận nhưng lại vẫn phạm luật Giao thông vì một lý do trời ơi đất hỡi là tiện thể. Và đây cũng là lý do chung mà nhiều người vin vào để hàng ngày, hàng giờ thản nhiên vi phạm.
Người dân đi bộ qua đường cao tốc vì “tiện thể”. Ảnh: Vietnamnet |
Vì tiện thể, không muốn phải đi đường vòng mà nhiều xe máy sẵn sàng đi ngược chiều ô tô trên Đại lộ Thăng Long để rồi thỉnh thoảng lại có tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Cũng vì tiện mà công nhân ở các khu công nghiệp ven đường cao tốc Hà Nội-Bắc Giang vẫn lũ lượt băng qua đường bất chấp hàng loạt phương tiện trọng tải lớn đang lưu thông, dù cầu vượt cho người đi bộ hay hầm chui dân sinh cũng chỉ cách đó vài km.
Vì ngại phải vào bến xe mà các hành khách vẫn thản nhiên đứng bắt xe khách dọc đường dẫn đến tình trạng xe dù, bến cóc kéo dài hàng chục năm nay mà các cơ quan chức năng vẫn chưa dẹp hết được. Chưa kể, việc đón trả khách ở dọc các tuyến quốc lộ, đường cao tốc còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn giao thông.
Dù đã có chế tài xử lý các nhà xe vi phạm nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng sở dĩ hiện tượng xe dù, bến cóc cứ kéo dài mãi một phần bắt nguồn từ nguyên nhân hành khách ngại vào bến. Và dĩ nhiên, đã có cầu thì ắt phải có cung.
Hình ảnh một ông bố một tay lái xe, một tay bế bé gái và chở con trai trên xe máy gây sốt cộng đồng mạng tháng 5/2020 (ảnh: Theo Kenh14) |
Đáng trách hơn, chỉ vì tiện mà nhiều bậc cha mẹ khi chở con nhỏ bằng xe máy lại cho con ngồi phía trước, một tay giữ con, một tay lái xe, vừa thiếu trách nhiệm với con vừa thiếu trách nhiệm với xã hội.
Thực tế, đã có nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra chỉ vì người tham gia giao thông muốn tiện, muốn tiết kiệm vài giây đồng hồ ngắn ngủi. Hậu quả xảy ra không phải một mình họ chịu mà đôi khi là cả xã hội cùng phải gánh. Nếu lỡ có ô tô đâm phải những người đi xe máy ngược chiều thì đó là tai họa cho cả hai gia đình.
Ô tô đâm trúng xe máy đi ngược chiều. Ảnh: VietNamNet |
Tiện thể thực ra chỉ là cách nói biện minh, tự bào chữa của những người vi phạm, còn về bản chất đó chính là sự lười nhác và thiếu kỷ luật.
Với tình hình như hiện tại, thiếu kỷ luật ngoài gây ra tai nạn còn là nguyên nhân kéo lùi sự phát triển của cả xã hội. Do sự lộng hành của xe dù, bến cóc mà nhiều hãng xe làm ăn chân chính khó có cơ hội cạnh tranh công bằng. Hoặc đoạn đường cao tốc Hà Nội-Bắc Giang đã tốn hơn 4 nghìn tỷ đầu tư nhằm nâng tốc độ sử dụng tối đa lên 100 km/h nhưng do hiện tượng người dân băng qua đường, đi ngược chiều v.v…nên không khai thác được hết công suất.
Cũng theo các chuyên gia ngành ô tô, sở dĩ ở các nước đang phát triển những chiếc xe tự lái như Tesla vẫn chưa được sử dụng nhiều ngoài lý do thiếu cơ sở vật chất còn có nguyên nhân bắt nguồn từ ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao, không đảm bảo an toàn khi áp dụng công nghệ tự lái vào sử dụng.
Tôi nhận thấy thói xấu “tiện thể” rất dễ lây truyền, từ người này bắt chước người kia, từ ông bà, cha mẹ truyền cho con cháu. Vì vậy, chúng ta phải cùng nhau lên án, chấm dứt ngay thói xấu “tiện thể” này để hướng tới một môi trường giao thông an toàn, văn minh, phát triển bắt kịp với thế giới.
Độc giả Tiến Dũng (quận Hoàng Mai, Hà Nội)
Quan điểm của tác giả là độc lập, có thể không trùng với quan điểm của toà soạn. Bạn có góc nhìn gì về vấn đề này? Bài viết cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô thản nhiên tạt đầu, quay xe trên cao tốc Hà Nội – Bắc Giang
Sau khi vượt phải rồi tạt đầu xe tải suýt gây tai nạn, lái xe phân trần qua cửa sổ: “Xi-nhan rồi còn gì”.