- Sáng 12/11,ởrộnglĩnhvựcđàotạosinhviênViệkeo nha cai5 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã tọa đàm với Bộ Giáo dục và Khoa học Liên Bang Nga Livanov D.V. Trong khuôn khổ chuyến thăm của tổng thống Liên bang Nga Putin V.V, hai Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học Nga có ký kết hiệp định đào tạo công dân Việt Nam tại các cơ sở giáo dục của Liên Bang Nga giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Liên bang Nga. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản và quan trọng nhằm đưa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của hai nước lên tầm cao mới. Cụ thể, trong giai đoạn 2013 – 2020, Việt Nam mong muốn Liên bang Nga tiếp tục hỗ trợ một số hoạt động hợp tác trọng tâm như tăng số lượng đào tạo sinh viên trình độ ĐH, SĐH của Việt Nam tại Nga lên khoảng 1.000 chỉ tiêu theo lộ trình đến năm 2020. Cho phép các cơ sở đào tạo ĐH trực thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga tạo điều kiện tiếp nhận đào tạo sinh viên Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực chuyên ngành, trong đó có công nghệ Sinh học, Công nghệ vật liệu mới, Công nghệ Vũ trụ, công nghệ năng lượng, Công nghệ Y – Dược, nghiên cứu khoa học Biển và thiết kế tàu thủy. Đặc biệt, phía Nga lưu ý giúp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam như phục vụ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam với sự giúp đỡ của Nga, mở rộng các chuyên ngành được đào tạo tại Nga trong lĩnh vực này. Dành nguồn ngân sách phù hợp để khôi phục và tăng cường công tác nghiên cứu, giảng dạy tiếng Nga và văn hóa Nga tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam ở mọi cấp học, đặc biệt là cấp học phổ thông và CĐ, ĐH. Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, để thực hiện mục tiêu này, vai trò của Phân viện Puskin tại Việt Nam cần phải được kiện toàn và khôi phục lại. Đồng thời thông qua Quỹ Thế giới Nga xem xét xây dựng các thư viện mini tại các cơ sở giáo dục CĐ, ĐH của Việt Nam. Trước các nội dung được Bộ trưởng Luận đưa ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga Livanov cho rằng giữa hai bộ hợp tác chặt chẽ để triển khai thực hiện chương trình điện hạt nhân. Tuy nhiên, cần xác định để đi đến thống nhất nguồn kinh phí đào tạo nguồn nhân lực này như thế nào. Bộ trưởng Livanov cũng khẳng định ngay từ năm tới, phía Nga sẽ phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Nga cho Việt Nam. Trong bản hợp tác chiến lược, phía Việt Nam và Liên bang Nga có đề cập đến nội dung dành sự quan tâm và hỗ trợ một khoản tín dụng đáng kể nhằm triển khai thành công đề án thành lập Trường ĐH Công nghệ Việt – Nga.
|