Sáng 3/10,ộYtếlongạisựgiatăngnhanhchóngcủathuốcláđiệntửnhận định liverpool vs Bộ Y tế tổ chức hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tăng cường năng lực triển khai thực hiện công ước khung về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết, số liệu tổng hợp báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũng cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023, đã có hơn 1.200 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Trong đó, có 81 người sử dụng lần đầu và hơn 1.100 người từng dùng một thời gian.
"Đây là con số rất đáng lo ngại, có trường hợp có dấu hiệu rối loạn nghiêm trọng. Tương tự như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng gặp nhiều ca bị tổn thương phổi cấp, một bệnh mới do thuốc lá điện tử", TS Khoa nói.
Ông Khoa cũng khẳng định tất cả các loại thuốc lá đều có hại, thành phần chính là nicotine. Với thuốc lá điếu, chúng ta có kiểm soát được lượng nicotine vào cơ thể, còn thuốc lá mới thì không, mức độ gia tăng nghiện rất nhanh.
Các sản phẩm này cũng có mẫu mã phong phú, thu hút, hấp dẫn giới trẻ, đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Đáng lo ngại là tỷ lệ trẻ hút thuốc lá điện tử tăng nhanh chóng.
"Chúng ta trầy trật gần 10 năm mới giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nhóm tuổi 13-17 từ 5,36% xuống 2,78%. Mức độ gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử cũng rất nhanh. Điều tra ở nhiều nước và ở Việt Nam cho thấy sau 2 năm, tỷ lệ này tăng gấp đôi. Đây là điều đáng lo ngại nhất của chúng tôi", TS Khoa trăn trở.
Theo chuyên gia, từ nhiều thập niên trước, các công ty thuốc lá tuyên bố "đầu lọc của điếu thuốc" là những đột phá về công nghệ cho đến thuốc lá "nhẹ - light - mild" và "ít hắc ín - low tar". Thực tế hơn 60 năm qua, ngày càng nhiều người hút thuốc hơn, ít người bỏ thuốc hơn, đồng thời gây ra nhiều tử vong hơn.
Tương tự tuyên bố "Thuốc lá điện tử giảm hại hơn 95% so với thuốc lá điếu thông thường" là không có bằng chứng khoa học. Thông tin "giảm hại" này dựa trên ý kiến của một nhóm nhỏ các chuyên gia, được dựa trên cơ sở một bài báo được tài trợ bởi ngành công nghiệp thuốc lá và không đảm bảo cơ sở khoa học.
"Chúng ta cần cấm ngay khi có thể để bảo con em chúng ta", ông Khoa nhấn mạnh.
Thuốc lá gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới
Chung quan điểm, Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết, chúng ta đang đối mặt vấn đề nghiêm trọng đó là giới trẻ có hành vi mới là sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Đây là điều cực kỳ nguy hiểm, các sản phẩm này không chỉ chứa nitcotine là chất độc mà còn là môi trường tốt để kẻ xấu trộn ma túy tổng hợp để kiếm lợi trên trẻ nhỏ.
"Chúng ta cần ý thức nguy cơ đang đến để ngăn chặn nguy cơ với giới trẻ, trong đó có con em chúng ta", BS Lâm nhấn mạnh.
Theo ông, các sản phẩm thuốc lá đang gây ra số tử vong rất lớn, gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới, chiếm 14% số tử vong trên thế giới. Một điểm rất quan trọng là số tử vong này hoàn toàn có thể tránh được, 8 triệu ca tử vong này lẽ ra không xảy ra nếu chúng loại trừ được sản phẩm thuốc lá. Con số này cực kỳ lớn.
Thuốc lá cũng liên quan đến 11 loại ung thư khác nhau, trong đó chủ yếu là ung thư phổi. Tại Việt Nam, ung thư phổi là bệnh ung thư đứng hàng đầu ở nam giới. Hút thuốc lá thụ động cũng rất nguy hiểm, gây ra tới 11 triệu ca tử vong, phụ nữ chiếm đa số, trẻ em cũng là nạn nhân.
"Cội nguồn của vấn đề là ngành công nghiệp thuốc lá. Nếu họ không quảng cáo, quảng bá, can thiệp chính sách, ủng hộ các đề xuất từ y tế công cộng, hạn chế sản phẩm của họ với giới trẻ thì chúng ta sẽ không thấy vấn đề hút thuốc lan rộng như hiện nay. Chúng ta cũng không phải đối đầu với thuốc lá mới.
Có bác sĩ nói sản phẩm thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử tốt thế này, ngược lại vai trò bảo vệ sức khỏe, lờ đi vấn đề nguy hiểm với giới trẻ, đặc biệt nguy cơ pha trộn ma túy", BS Lâm nói.
Tại Việt Nam hiện nay, ngành công nghiệp thuốc lá đang can thiệp nhiều, họ đưa ra khuyến cáo làm yếu, làm chậm chính sách nhà nước đưa ra nhằm kiểm soát thuốc lá mới, thuốc lá truyền thống.
Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết, Việt Nam đã tham gia công ước khung về kiểm soát thuốc lá gần 20 năm, trong đó điều 5.3 có nội dung về việc khi quy định các chính sách không bị lợi ích về thương mại và các lợi ích khác tác động, đồng thời phù hợp với quy định của quốc gia,
"Vừa qua, có một số bác sĩ tham gia một số hội thảo do ngành công nghiệp thuốc lá đứng sau tài trợ, bác sĩ vô tư không biết việc làm của mình đã vi phạm điều 5.3 công ước khung. Ranh giới về việc có lợi ích nhóm, cục bộ cực khó. Quan điểm của Bộ Y tế là đặt lợi ích chung, lợi ích của tập thể lên hàng đầu, không có lợi ích nhóm", bà Thủy nhấn mạnh.