当前位置:首页 > Cúp C1

Ngành xuất khẩu tỷ đô của Australia khốn đốn vì Trung Quốc_kết quả trận bologna hôm nay

Là chủ một hãng sản xuất rượu vang ở bang Nam Australia,ànhxuấtkhẩutỷđôcủaAustraliakhốnđốnvìTrungQuốkết quả trận bologna hôm nay song Jarrad từng dành thời gian sinh sống và thiết lập một mạng lưới phân phối rượu từ doanh nghiệp của mình ở Trung Quốc, nơi nhu cầu rượu ngoại của tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng mạnh.

Cho đến giữa năm 2020, hơn 96% số rượu vang của Jaressa Estate, doanh nghiệp của Jarrad, đã được bán cho người tiêu dùng ở Trung Quốc, với số lượng lên tới 7 triệu chai/năm.

Tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh mở cuộc điều tra chống bán phá giá các sản phẩm nhập khẩu từ Australia, trong đó có việc áp thuế lên rượu vang. Jarrad không thể bán được gì kể từ đó. Hàng trăm nghìn chai rượu của Jarressa Estate vẫn còn chất đống trong kho ở Adelaide, Nam Australia.

{keywords}
Hình minh họa: CNN

Theo trang tin CNN Business, hàng trăm nhà sản xuất rượu vang Australia từng đầu tư mạnh vào thị trường Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tình cảnh tương tự.

Ngành rượu vang bùng nổ

Australia là quê hương của một số loại rượu vang nổi tiếng nhất, và cũng là nhà xuất khẩu rượu vang lớn thứ năm thế giới. Theo thống kê của tổ chức Wine Australia, ngành công nghiệp rượu vang mỗi năm đóng góp tới 35 tỷ USD cho nền kinh tế nước này.

Trước tháng 11/2020, Trung Quốc là thị trường rượu vang lớn nhất của Australia. Hơn 1/3 lượng rượu vang xuất khẩu trong năm 2019 của Australia đã đến Trung Quốc, chiếm tổng giá trị tới 840 triệu USD, lớn hơn cả tổng giá trị rượu xuất khẩu tới Mỹ, Anh và Canada cộng lại.

Alister Purbrick, Giám đốc điều hành Tập đoàn rượu vang Tahbilk, cho hay Australia từng gây dựng hoạt động kinh doanh rượu vang tại Trung Quốc trong nhiều năm. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự khởi sắc sau khi hai nước ký hiệp định thương mại tự do vào năm 2015, trong đó có việc loại bỏ mức thuế 14% đối với mặt hàng rượu vang. Từ năm 2008 đến 2018, xuất khẩu rượu vang từ Australia sang Trung Quốc đã tăng từ 73 triệu USD lên tới hơn 1 tỷ USD.

Dù nhu cầu rượu của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở Australia, nhưng theo Zheng Li, chủ một hãng kinh doanh rượu ở Hàng Châu, rượu vang Australia thành công hơn cả ở Trung Quốc vì hương vị ngon hơn, rẻ hơn, và dễ nhận diện mẫu mã thương hiệu hơn các loại rượu vang được sản xuất ở nơi khác. Nồng độ cồn cao từ các loại rượu Australia trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với những người Trung Quốc quen uống Bạch Tửu, một loại rượu mạnh được làm từ gạo.

Sự bùng nổ trong xuất khẩu rượu vang cũng là thành quả từ những nỗ lực của giới sản xuất Australia trong việc nhắm vào tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở Trung Quốc, thông qua các chiến dịch quảng cáo và giáo dục.

Theo Lee McLean, Tổng Giám đốc phụ trách quan hệ chính phủ và đối ngoại của Wine Australia, nhiều nhà sản xuất rượu tại Trung Quốc đã được đưa đến Australia cùng các nhóm du lịch để thăm quan các vườn nho và uống thử sản phẩm. Thậm chí, một số vườn nho tại Melbourne đã thuê phiên dịch viên cho các đoàn du khách từ Trung Quốc.

Doanh số bằng 0

{keywords}
Alister Purdick trong một vườn nho tại xưởng rượu của ông ở Victoria, Australia. Ảnh: CNN

Ngay cả trước khi bị áp thuế, ngành rượu vang của Australia cũng đã có một năm khó khăn.

Theo Alister Purdick, một loạt hiện tượng thời tiết cực đoan, như mưa đá, hạn hán và thảm họa cháy rừng…đã làm ảnh hưởng tới 40% sản lượng nho thu hoạch được tại nước này trong nửa đầu năm 2020. Cùng với đó, dịch Covid-19 đã dẫn đến sự suy giảm số đơn hàng từ Trung Quốc và các nơi khác do tăng trưởng kinh tế chậm lại trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, ông Purdick cho rằng 2 yếu tố trên “chỉ là một cuộc đi dạo trong công viên” so với hệ quả từ Trung Quốc.

Quan hệ chính trị giữa hai nước bắt đầu xấu đi nhanh chóng vào tháng 4 năm ngoái, sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc dịch Covid-19.

Điều này đã khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội. Tháng 8/2020, Bộ Thương mại Trung Quốc ra thông báo về một "cuộc điều tra chống bán phá giá" đối với các mặt hàng xuất khẩu từ Australia, dẫn đến mức áp thuế tạm thời lên tới 212% đối với mặt hàng rượu vang. Chưa rõ khi nào chúng sẽ được dỡ bỏ.

Số liệu từ Wine Australia ước tính, tổng giá trị xuất khẩu rượu từ Australia sang Trung Quốc trong cả năm 2020 giảm 14% xuống còn khoảng 790 triệu USD, và gần như bằng 0 trong tháng cuối cùng của năm.

Đổ lỗi cho nhau

Nhiều nhà sản xuất rượu ở Australia tin rằng, mức áp thuế của Trung Quốc lên mặt hàng của nước này là để trả đũa lời kêu gọi trên của Thủ tướng Scott Morrison.

Khi được phỏng vấn bởi CNN Business, hầu hết chủ các doanh nghiệp rượu nho của Australia đều tin rằng Canberra đã cố gắng hết sức để đàm phán với Bắc Kinh, dù rằng việc kêu gọi điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 cần mang cung cách ngoại giao hơn một chút.

Trong một đơn kiến nghị gửi tới Bộ Thương mại Trung Quốc, Hiệp hội Đồ uống có cồn của nước này cho rằng, chính Australia đã khiến sản lượng rượu trong nước giảm 61% từ năm 2015 đến 2019, và rằng rượu vang Australia giá rẻ đang "gây tổn hại cho ngành công nghiệp nội địa" ở Trung Quốc.

{keywords}
Các trùm nho tại trang trại của xưởng rượu Alister Purdick. Ảnh: CNN

Phản ứng trước động thái trên, Australian Grape and Wine, hiệp hội của các nhà sản xuất rượu và rượu nho của Australia, lập luận rằng việc "bị bao phủ bởi các vấn đề phát sinh từ quá trình gấp rút tăng sản lượng trong những năm 1990-2000, như chi phí cao, đất đai và khí hậu không phù hợp, sản lượng cao hơn chất lượng và làm hình ảnh kém"… khiến ngành sản xuất rượu của Trung Quốc không có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về "rượu vang chất lượng cao".

Hiệp hội cũng cho biết thêm, nhiều nước khác còn xuất khẩu rượu sang Trung Quốc với số lượng lớn hơn và với giá thành rẻ hơn so với Australia.

Theo CNN, dù ai là người đáng trách trong vấn đề này, thì những vườn nho tại Australia vẫn chịu thiệt hại nhiều nhất. Ngay cả các nhà sản xuất chưa có dấu ấn tại thị trường Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm giá rượu trong nước, do nhiều nhà sản xuất khác đã chuyển sang “đổ bộ” thị trường nội địa với các sản phẩm mà họ không thể xuất khẩu.

Tìm kiếm thị trường mới

Một số nhà sản xuất rượu của Australia cho biết, họ đang cố gắng tìm kiếm một số thị trường tiềm năng khác ở nước ngoài, như Ấn Độ, Anh, hoặc thậm chí ở những khu vực xa xôi hơn như Kazakhstan hay Uzbekistan.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người lo ngại dịch Covid-19 khiến việc ra nước ngoài để tìm kiếm người mua mới trở nên vô cùng khó khăn. Hơn nữa, sức mua khổng lồ của thị trường Trung Quốc gần như là một thứ không thể thay thế.

Ngay cả khi các lệnh áp thuế được nới lỏng, tình hình hiện tại vẫn có thể sẽ định hình lại vĩnh viễn ngành sản xuất rượu vang của Australia.

Song theo Alister Purdick, đây cũng là một bài học kinh nghiệm cho tương lai, giúp các nhà sản xuất rượu của Australia khó có thể cho phép mình phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc hay bất kỳ thị trường nào khác.

Việt Anh

Đằng sau sự lạnh nhạt của Tổng thống Biden với Ảrập Xêút

Đằng sau sự lạnh nhạt của Tổng thống Biden với Ảrập Xêút

Khi được hỏi liệu Tổng thống Joe Biden sẽ điện đàm với Thái tử Mohammed bin Salman, Thư ký báo chí Nhà Trắng Je Psaki trả lời chính quyền Mỹ cần điều chỉnh lại mối quan hệ với Ảrập Xêút.

分享到: