Tại các thành phố cấp 3 và cấp 4 của Trung Quốc,ênnhânbácsĩkhôngmuốncontheohọcngànhận định bóng đá anh hai nghề nghiệp luôn được coi trọng là: bác sĩ, giáo viên. Dù ở đâu, bác sĩ cũng được tôn trọng vì công việc này liên quan đến mạng sống con người và nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc hy vọng con mình sau này có thể trở thành bác sĩ.
Tuy nhiên, khảo sát cho thấy 45% phụ huynh là bác sĩ “không muốn” con mình theo học ngành y và 14% trong số đó “hoàn toàn không muốn” con mình theo học ngành y, theo tờ People's Daily Health Client.
Hiệp hội Bác sĩ Y khoa Trung Quốc đã phát hành "Sách trắng về tình trạng hành nghề của bác sĩ Trung Quốc". Theo kết quả khảo sát, việc bác sĩ làm thêm giờ đã trở thành thông lệ.
Số giờ làm việc trung bình của bác sĩ mỗi tuần là hơn 40 giờ, bác sĩ ở bệnh viện tuyến 2 và 3 làm việc trung bình 51 giờ/tuần. Cả 2 tuyến đều vượt xa quy định của pháp luật Trung Quốc về thời gian làm việc là 40 giờ/tuần.
Cuộc khảo sát này cho thấy chưa đến 1/4 số bác sĩ được nghỉ phép hằng năm theo luật định và quyền nghỉ ngơi của bác sĩ không được bảo vệ. Nguyên nhân bác sĩ phải làm thêm giờ có liên quan đến việc số lượng ca chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế tăng lên hằng năm.
Năm 2017, Zhao Bianxiang, một chuyên gia về bệnh hô hấp, đã qua đời sau khi gục ngã trong bệnh viện. Bệnh viện cho biết cô chết vì xuất huyết dưới nhện (thường được gọi là đột quỵ).
Phó giám đốc bệnh viện cho biết bác sĩ Zhao là người "nghiện công việc" và đặt công việc lên trên cuộc sống cá nhân. Cô đã tâm sự với đồng nghiệp rằng bản thân "quá bận" và không có thời gian để nghỉ ngơi.
Các đồng nghiệp của bác sĩ Zhao cho biết cô bắt đầu làm ca đêm lúc 18h và trước đó không hề nghỉ ngơi, đặc biệt vào mùa đông khi Khoa Nhi và Khoa Hô hấp có nhiều bệnh nhân nhất.
Ngoài ra, theo một cuộc khảo sát năm 2011, 95% bác sĩ Trung Quốc cho rằng mức đóng góp của họ không tỷ lệ thuận với thu nhập. Năm 2014, tỷ lệ này giảm xuống còn 66%. Thu nhập bình quân đầu người hằng năm của các chức danh chuyên môn cao cấp trong bệnh viện chỉ là hơn 100.000 NDT (khoảng 349 triệu đồng).
Dữ liệu này là kết quả của sự kết hợp mức thu nhập trung bình của các khu vực phát triển và kém phát triển. Số liệu này không tương thích với thu nhập hằng năm của bác sĩ các nước phương Tây lên tới hàng trăm nghìn USD.
Theo báo cáo năm 2017 do công ty nghiên cứu thị trường iResearch công bố, gần 72% số bác sĩ Trung Quốc có mức lương dưới 8.000 NDT (khoảng 27,9 triệu đồng)/tháng và chỉ 13% bác sĩ có mức lương trên 10.000 NDT (khoảng 34,9 triệu đồng)/tháng.
Lấy thủ đô Bắc Kinh làm ví dụ, năm 2017, hầu hết ngôi nhà ở Đường vành đai số 5 ở Bắc Kinh đều có giá hơn 70.000 NDT (khoảng 244 triệu đồng)/m2. Thu nhập của hầu hết bác sĩ đều không theo kịp tốc độ tăng giá bất động sản.
Không những thế, bác sĩ Trung Quốc còn gặp nhiều rắc rối, đối mặt với những lời đe dọa, lăng mạ, tấn công tinh thần và thể chất. Theo Sách trắng, 34% bác sĩ Trung Quốc chưa từng trải qua chấn thương y tế do bạo lực. Một cuộc khảo sát năm 2014 cho thấy chỉ có 27% bác sĩ chưa từng bị bạo lực.
Năm 2011, tỷ lệ bác sĩ Trung Quốc không muốn con mình theo nghề y là 78%, năm 2014 là 64,5% và năm 2018 là 45%. Cụ thể, trong lần khảo sát gần nhất, 33% các bác sĩ rất hy vọng con mình sẽ theo học ngành y, 31% không hy vọng con mình sẽ theo học ngành y, và 14% chắc chắn không muốn con mình theo học ngành y và 22% bác sĩ khác chọn cách không can thiệp.
Zhang Yanling, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Y khoa Trung Quốc, kêu gọi chính quyền địa phương nên có các biện pháp hữu hiệu và thực tế nhằm tăng thu nhập hợp pháp, cải thiện môi trường hành nghề, nâng cao ý thức làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ bác sĩ.