Tôi là người thường xuyên đọc báo nhưng chưa bao giờ viết điều gì chia sẻ sau mỗi bài,ồiâmthưgửimẹsắcnhọlịch thi đấu bóng đá anh đọc dù tôi có rất nhiều cảm nghĩ. Nhưng hôm nay, khi đọc bài viết: 'Những lời mắng của mẹ sắc nhọn lắm' tôi bỗng nhiên muốn chia sẻ câu chuyện của mình. Chuyện đã xảy ra rất lâu rồi, từ khi tôi bằng tuổi cô bé viết bức thư ấy.
Tôi sinh ra trong một gia đình công chức, bố là người dân tộc Dao sinh ra trong một gia đình có công với cách mạng nên được đưa đi học từ nhỏ. Sau khi học xong phổ thông, bố tôi học bác sỹ và lần về thực tập tại Bắc Ninh bố đã quen mẹ. Chị em tôi sinh ra ở Bắc Ninh, nhưng lại lớn lên ở Tuyên Quang. Tôi mang trong mình hai dòng máu Kinh – Dao.
Không biết lý giải thế nào, nhưng chị em tôi ai cũng rất cá tính. Trên tôi có hai chị, dưới tôi có 2 em. Tôi là người ở giữa… Từ nhỏ lớn lên, tôi chưa bao giờ nhận được một sự chăm sóc, quan tâm ân cần nào của mẹ. Bố tôi bận liên miên, Ông làm giám đốc của một bệnh viên quản lý nhiều cơ sở y tế vùng sâu vùng xa lên đi công tác suốt. Nếu như chỉ là sự thiếu thốn thông thường và với tất cả chị em trong gia đình thì lại khác. Đằng này, tôi nhận thấy điểu ấy chỉ xảy ra với mình tôi.
Kỷ niệm trong đời mình mà tôi nhớ nhất đó chính là khi tôi học lớp một, mẹ tôi đi họp phụ huynh khi cô giáo đọc tên tôi lên nhận phần thưởng học sinh giỏi mẹ tôi đã không biết đấy là con mình. Và khi được hỏi mẹ đã nói là không nghĩ là nó học giỏi thế…
Rồi khi tôi 15 tuổi, có những bài thơ học trò đầu tiên được đăng báo hồ hởi về khoe với bố mẹ tôi đã nhận được một câu: “Chị mà cũng biết làm thơ được đăng báo à, hay chép ở đâu?”
Và cũng giống như những đứa trẻ khác tôi cũng có lúc ham chơi, và những lúc ấy mẹ đã chửi mắng tôi không tiếc lời. Những lời chửi mắng đó như là những mũi dao cứa vào lòng tôi đau đớn, xúc phạm và tổn thương … Đã có lúc, tôi nghĩ mình không phải là con của mẹ…
Tôi tự học, tự đi thi chưa một lần được bố mẹ đưa đón như các chị và các em tôi, bố mẹ tôi cũng chưa bao giờ biết cô giáo chủ nhiệm tôi là ai. Trong khi các chị em tôi đều được bố mẹ dạy làm từng bài văn, đưa đến thăm cô giáo chủ nhiệm vào những ngày lễ tết, Khi họ đi thi bố mẹ cũng đưa đi nếu không thì cũng nhờ các bác giúp đỡ còn với tôi thì không. Ngày tôi thi đại học mẹ cho tôi 500 nghìn để đi thi, ngày tôi đỗ đại học tôi tự khăn gói một mình đi nhập học, bố mẹ còn không quan tâm xem tôi ăn ở thế nào….
Cứ thế tôi tự lo lắng mọi thứ cho mình, tự mình cố gắng… Thứ duy nhất mà tôi nhận được từ bố mẹ là tiền… Tiền đóng học, tiền mua quần áo… những nhu cầu tối thiểu của một đứa trẻ.
Trong mắt bố mẹ tôi là một đứa chẳng làm nên được trò gì, chẳng thể nào kỳ vọng được điều gì và vì thế tôi đã cố gắng làm mọi thứ để chứng tỏ cho bố mẹ thấy năng lực của mình bằng việc thi đỗ đại học, bằng việc tự tìm việc làm tự bươn trải cuộc sống mà không cần phải nhờ vào vị thế của bố để xin việc.
Đã có lúc tôi vấp ngã, đổ vỡ, đau đớn nhưng tôi chưa bao giờ chia sẻ được nỗi đau đớn đó với bố mẹ tôi… Tôi khao khát một lần thôi được nói với bố mẹ những tâm sự của mình, muốn bố mẹ nắng nghe tôi, hiểu tôi và tôn trọng tôi…
Giờ tôi đã hơn 30 tuổi, đã làm vợ, làm mẹ… Nhưng trong lòng tôi chưa bao giờ quên những năm tháng tuổi thơ hờn tủi đó. Có cả máu và nước mắt của tôi rơi vãi suốt quãng thời thơ ấu. Nhưng tôi vẫn yêu bố mẹ tôi, tôi vẫn thương bố mẹ tôi và kính trọng bố mẹ.
Đã có lúc tôi muốn hỏi bố mẹ tôi rằng tại sao khi xưa lại đối xử không công bằng như thế với tôi nhưng rồi nhìn những sợi tóc bạc trên mái đầu của bố mẹ tôi lại giữ mãi câu hỏi đó trong lòng. Giờ đã tốt hơn rồi, bộ mẹ đã quan tâm hơn đến tôi, tin tưởng tôi nhiều hơn. Tôi cũng đã nhận lại được rất nhiều từ những lỗ lực cố gắng của mình.
Chia sẻ một phần câu chuyện của mình tôi mong các ông bố bà mẹ hay cố gắng bằng tất cả những gì có thể lắng nghe những tâm sự của con cái mình. Hãy không chỉ là cha mẹ mà còn là bạn của con mình bởi không phải đứa trẻ nào sau nhưng tổn thương và mất mát cũng có thể đủ tự tin để vượt qua những cám dỗ của cuộc sống mà trưởng thành. Đôi khi chỉ vài lời mắng mỏ nặng lời của bố mẹ mà một đứa trẻ có thể sa chân vào cạm bẫy.
Bàn Thị Thắm