TheềncảmhứngchodoanhnhânViệkêt qua bóng đao TS.Nguyễn Trí Thành, 2 chữ “khích lệ” là điều quan trọng nhất mà nữ doanh nhân Trần Uyên Phương làm được, qua việc truyền cảm hứng bằng cuốn sách “Competing with Giants”. Bí quyết thành công của Tân Hiệp Phát Cũng như bao doanh nghiệp Việt Nam khác, Tân Hiệp Phát từ con số 0 vươn lên trở thành tập đoàn nước giải khát lớn nhất Việt Nam, và các sản phẩm của công ty đã có mặt tại gần 20 quốc gia khác nhau… TS Trương Gia Bình trong buổi giao lưu ra mắt sách “Competing with Giants” với tác giả Trần Uyên Phương và các khách mời. Tân Hiệp Phát trở thành một hiện tượng thú vị đối với các hãng thông tấn quốc tế. Đặc biệt những kênh truyền thông về kinh tế hàng đầu thế giới đều khám phá câu chuyện thành công của Tân Hiệp Phát như một câu chuyện kỳ diệu của một công ty gia đình Việt Nam khởi nghiệp từ trong gian khó của thời kỳ hậu chiến tranh và kinh tế bao cấp đã vượt lên cạnh tranh thành công với các công ty đa quốc gia. Đã có nhiều nghiên cứu, phân tích về sự thành công của Tập đoàn Tân Hiệp Phát, thế nhưng mọi bí mật chỉ được hé mở khi cuốn sách “Competing with Giants” (tạm dịch: Vượt lên Người khổng lồ) được Forbes Books xuất bản. “Competing with Giants” được viết bằng tiếng Anh do tác giả chính - nữ doanh nhân Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng là con gái cả doanh nhân Trần Quí Thanh nhà sáng lập thương hiệu Tân Hiệp Phát. “Competing with Giants” ra mắt đầu tháng 9/2018 tại trụ sở Forbes (New York, Mỹ). Sau một hành trình dài vòng quanh thế giới, sáng ngày 13/10, nữ doanh nhân Trần Uyên Phương, đã có buổi giao lưu giới thiệu cuốn sách này tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Truyền cảm hứng cho doanh nghiệp Việt Trong buổi giao lưu, TS.Võ Trí Thành - nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương nhận định “Competing with Giants” không chỉ là cuốn sách về doanh nghiệp, mà về lịch sử, văn hoá, về một thời kỳ trăn trở đổi mới, cải cách của Việt Nam suốt gần 30 năm qua, cho đến khi Việt Nam trưởng thành hơn trong kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng hơn, dám chơi những cuộc chơi lớn hơn của toàn cầu hoá. “Tôi vẫn thường hay nói: Giá trị lớn nhất của người phụ nữ là hai chữ “khích lệ”. Với cuốn sách này, Trần Uyên Phương làm được hai điều: Khích lệ doanh nhân dám vươn lên, dám làm và gắn cùng sự khích lệ ấy là khát vọng cho dân tộc Việt, đất nước Việt và đặc biệt nhất là cho phụ nữ Việt Nam… Đã đến lúc dân tộc Việt, doanh nghiệp Việt không phải chỉ dám bắt kịp thế giới, nỗ lực bắt kịp thế giới, mà còn dám đi cùng với thế giới và hơn hết là vượt lên thời đại” - TS.Võ Trí Thành chia sẻ.
Cũng tại buổi giao lưu, TS.Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT nhận định: Sự thành công để vượt lên người khổng lồ xuất phát từ tâm trí của chính nhà sáng lập Tân Hiệp Phát, ông Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương và gia đình họ Trần. “Bạn muốn thế và bạn làm thế”. Tuy nhiên, điều “bạn muốn” của gia tộc họ Trần ở đây không chỉ dừng lại là ý thức, mà “muốn” ở đây phải biến thành ý chí, hành động trong mỗi ngày làm việc, TS.Trương Gia Bình nhấn mạnh. Từ "Competing With Giants", TS Trương Gia Bình đã đề cập đến 2 yếu tố cơ bản nhất của một Startup thành công nhìn từ Tập đoàn Tân Hiệp Phát và FPT. Thứ nhất, không sợ hãi. Chính tuổi thơ khó nhọc đã rèn luyện ý chí cho Dr. Thanh (Trần Quí Thanh). Chính những tháng năm bom đạn cũng đã tôi luyện cho nhiều thế hệ doanh nhân Việt Nam một tinh thần bất khuất và không sợ hãi. Cùng với sự đầu tư sâu về công nghệ đã tạo cơ hội cho những doanh nhân Việt Nam có thể vươn lên ngang tầm thế giới. Nếu bạn hiểu năng lực của chính mình, hiểu sức mạnh của tinh thần đoàn kết và nắm vững chìa khoá công nghệ, thì chính người khổng lồ phải e dè với bạn.
Thứ hai, sự ám ảnh khách hàng. Việc thấu hiểu khách hàng chưa phải là yếu tố đủ mạnh trong thời đại 4.0. Theo TS. Trương Gia Bình, customer obsession mới thực sự mang lại giá trị đa phương và là chìa khoá dẫn đến thành công. Để có được sự ám ảnh khách hàng đến mức hiểu khách hàng cần gì, điều mà theo TS.Trương Gia Bình nếu doanh nghiệp không hiểu khách hàng, không mang lại giá trị khác biệt thì miễn bàn đến việc cạnh tranh. Yếu tố cơ bản customer obsession trong bức tranh tổng thể của chiến lược khách hàng thời 4.0 của Tập đoàn Tân Hiệp Phát nằm ở sứ mệnh phục vụ người tiêu dùng. Theo TS.Trương Gia Bình không phải doanh nghiệp khác không muốn làm ra sản phẩm như Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, Trà xanh Không độ, Number 1. Nhưng điều mà những doanh nghiệp này chưa thể làm là hiểu khách hàng. Đây cũng chính là lợi thế của doanh nghiệp địa phương khi cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh.
Xuân Thạch |