Bác sĩ Đào Trường Giang,ácsĩnhimáchkinhnghiệmchuẩnbịthuốcchotrẻkhivềquêdulịchdịpTếngười chơi ngoại hạng anh Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), chia sẻ một số loại thuốc, dụng cụ các gia đình có thể chuẩn bị trước khi đưa trẻ đi du lịch, hoặc về quê đón Tết, nhất là về những nơi khó đi khám, mua thuốc. Các loại thuốc được chuẩn bị có thể thay đổi tùy theo từng địa phương, điều kiện từng gia đình.
Trong đó, 8 loại thuốc, vật dụng y tế rất nên chuẩn bị và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng:
- Khẩu trang vừa tránh lây bệnh, vừa bảo vệ đường hô hấp khi trời lạnh.
- Nhiệt kế: Có thể sử dụng loại thủy ngân hay điện tử. Nên dùng loại đện tử đo nách vì nhanh, an toàn.
- Thuốc hạ sốt: Có 2 loại chính là Paracetamol, và Ibuprofen với nhiều dạng bào chế (gói, siro pha sẵn, viên uống, viên đặt hậu môn …) và có nhiều hàm lượng.
- Men vi sinh thường dùng khi bé bị tiêu chảy.
- Thuốc ho.
- Nước muối sinh lý, nước muối biển dùng cho bé viêm mũi.
- Bù nước, điện giải: Oresol, Hydrite gói hoặc lọ pha sẵn dùng cho bé bị tiêu chảy hoặc sốt cao liên tục kéo dài.
- Bông, băng, gạc, cồn, Povidol sát khuẩn… dùng cho bé bị trầy xước, vết thương.
Nếu trước đây bé hay ốm, sốt (tùy trường hợp), một số thuốc nên chuẩn bị nhưng bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng:
- Kháng sinh dùng cho trường hợp nhiễm khuẩn
- Thuốc nhỏ, xịt mũi co mạch dùng khi bị ngạt mũi quá, không thở bằng mũi được khi đã dùng các biện pháp khác.
- Điều trị hen, khò khè: Máy khí dung, thuốc khí dung khi bé lên cơn hen, khò khè
- Thuốc chống dị ứng.
Với các em bé có bệnh lý đặc biệt, cha mẹ cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ để chuẩn bị hợp lý, tránh lãng phí.
Một số bệnh lý trẻ thường gặp vào mùa xuân
- Ngộ độc thức ăn
Triệu chứng: Đau bụng, nôn ói liên tục nhiều lần, tiêu chảy sau khi ăn từ 1-6 giờ, mệt mỏi.
Lúc này, cần cho bé nằm nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống dung dịch điện giải đề bù nước do tiêu chảy gây mất nước. Đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị nếu bệnh không có dấu hiệu chuyển biến tốt.
- Cúm
Thời tiết lạnh khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu hơn. Ngày Tết, trẻ thường được dẫn đi đến những nơi đông người nên dễ bị lây nhiễm cúm từ người lạ. Bệnh cúm khiến trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, ho và sốt cao, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
Lúc này, cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ được ngủ nghỉ nhiều hơn, lựa chọn thực đơn giàu dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng. Tránh cho bé ăn những thực phẩm nhiều dầu, thay bằng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và có nhiều dinh dưỡng như trái cây, các loại súp… Đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu trẻ sốt cao và tình trạng bệnh lâu khỏi.
- Viêm mũi dị ứng, hen phế quản
Vào mùa xuân phấn hoa rất nhiều, đây là tác nhân quan trọng gây các triệu chứng dị ứng đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.
Viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi; hen phế quản thường có biểu hiện thở khò khè, thở rít, khó thở.
- Thủy đậu
Mùa xuân là thời điểm rất nhiều trẻ bị mắc thủy đậu, bệnh lây dễ dàng nên rất dễ gây ra dịch trong cộng đồng. Thủy đậu thường có biểu hiện là bóng nước nổi khắp cơ thể kể cả vùng niêm mạc như miệng, hậu môn. Bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày tuy nhiên trong một số trường hợp, nhất là đối với trẻ nhỏ, thủy đậu có thể bội nhiễm gây nhiễm trùng huyết hay xâm lấn vào hệ thần kinh trung ương.
Các loại thuốc cần có trong gia đình dịp TếtNgoài giảm đau hạ sốt, tủ thuốc gia đình ngày Tết nên có một số thuốc hỗ trợ tiêu hóa, chống dị ứng, một số vật dụng sơ cứu vết thương cơ bản... để sử dụng trong tình huống cần thiết.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)