Đã từ lâu,ợchồngViệtbánbánhmìgiáhơnđồngthựckháchNhậtxếphàkết quá ngoại hạng anh xe bánh mì Việt Nam của vợ chồng anh Nguyễn Huy Phước và chị Vũ Hoàng Giang trở thành hình ảnh quen thuộc trên đường phố Tokyo và trong nhiều dịp lễ hội.
Chia sẻ câu chuyện của vợ chồng mình, chị Giang cho biết: “Mình và chồng qua Nhật Bản với tư cách là du học sinh. Từ khi tốt nghiệp trường nghề, anh Phước đã có ý tưởng bán đồ ăn Việt trên xe lưu động. Nhưng ra trường được 1, 2 năm, mình sinh em bé, anh là lao động chính trong nhà, sợ công việc buôn bán mới đầu không thuận lợi nên anh đành phải gác lại ước mơ của bản thân”.
Đến tháng 4/2018, anh Phước quyết định nghỉ việc để thực hiện mong muốn của mình. Thay vì những món ăn có phần phổ biến ở Nhật Bản như phở và nem rán, cặp vợ chồng anh quyết định chọn bánh mì.
Khi đó, tổng vốn của vợ chồng chị Giang là hơn 100 Man (khoảng 215 triệu đồng). Với số vốn này, họ không thể mở nhà hàng do chi phí thuê địa điểm đắt đỏ, trung bình khoảng 600 - 1000 Man (khoảng 1,2 - 2,1 tỷ. Họ quyết định tìm hiểu quy định về việc bán hàng trên xe lưu động.
Chị Giang cho hay, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với xe bán lưu động và việc chế biến đồ ăn trên xe sẽ ngặt nghèo hơn nhà hàng, do đó chọn bánh mì cũng là lựa chọn thích hợp hơn so với nem hay phở.
"Khi ấy, tại Nhật Bản nhiều người chưa biết tới bánh mì. Chúng mình hy vọng giới thiệu bánh mì tới nhiều người Nhật hơn nữa", chị Giang chia sẻ.
Cặp đôi tự tìm hiểu trên internet để chọn mua xe, thiết kế và lắp đặt thiết bị, sau đó đăng kí giấy phép kinh doanh, địa điểm bán hàng...
Những ngày đầu bán bánh mì trên xe lưu động là kỷ niệm khó quên với cặp vợ chồng Việt.
Chị Giang kể: “Khi mới khởi nghiệp, mình đăng ký bán hàng tại lễ hội hoa anh đào. Hai vợ chồng kì vọng sẽ chạy hàng nhưng sự thật là "cú sốc", hàng ế dài. Bởi, người Nhật Bản có thói quen tự chuẩn bị sẵn đồ ăn và mang tới công viên vừa ngắm hoa vừa thưởng thức bên người thân, bạn bè".
Sau lần thất bại đó, vợ chồng chị Giang tìm hiểu kĩ hơn về thói quen của khách hàng để có phương án phục vụ hợp lý.
Thời gian đầu, vợ chồng chị Giang, anh Phước cũng gặp khó khăn trong việc quản lý vốn và xử lý hàng tồn. Lượng khách chưa ổn định và tính toán thiếu hợp lý khiến họ dư thừa nhiều nguyên liệu mỗi ngày.
Thời gian này anh, chị phải vay mượn từ gia đình để trang trải các khoản chi phí. Để khắc phục tình trạng trên vợ chồng anh Phước thử nhiều menu, vị trí bán hàng khác nhau để nắm được thói quen ăn và cách thức quảng cáo đến đúng khách cần.
Việc kinh doanh xe lưu động tuy linh động về địa điểm nhưng lại phải đối mặt khó khăn về thời tiết. Ngày trời mưa, nắng gắt hay rét buốt, khách đều giảm hẳn, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu.
"Gặp khó khăn nào hai vợ chồng lại tìm cách gỡ tới đó, quyết không bỏ cuộc. Khách tới ăn và khen ngon là chúng tôi vui cả ngày, tạo động lực để làm việc chăm chỉ hơn nữa", anh Phước tâm sự.
Trải qua gần 6 năm phát triển, vợ chồng anh Phước hiện có 3 xe bánh mì lưu động cùng một quán ăn ở Tokyo. Mỗi ngày, mỗi xe sẽ bán ở một địa điểm khác nhau thường là những ga tàu lớn, trung tâm thương mại, các khu chung cư, dưới những văn phòng đông nhân viên, … Khách muốn ăn có thể đến cửa hàng hoặc theo dõi địa điểm mà xe dừng bán theo ngày trên website.
Ngày thường cặp vợ chồng Việt bán được khoảng 400- 500 suất bánh mì và cơm hộp, còn cuối tuần thì khoảng 1000 suất. Mỗi chiếc bánh có giá từ 600-800 yên (khoảng từ 100.000 - 135.000 đồng). Đa phần khách là người Nhật Bản.
Vợ chồng anh Phước mở bán từ 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Vào những lễ hội, sự kiện lớn anh sẽ đăng ký vị trí bán hàng với ban tổ chức trước 1 - 3 tháng. Người bán phải cung cấp đầy đủ giấy phép cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới được xét duyệt. Đây là những dịp để họ quảng bá hình ảnh bánh mì Việt Nam.
Chia sẻ những dự định sắp tới của bản thân vợ chồng anh Phước mong muốn phát triển hệ thống xe đến nhiều tỉnh, thành giúp bánh mì được người Nhật biết đến nhiều hơn nữa.
Ảnh: NVCC
(责任编辑:World Cup)