Bộ trưởng Ngoại giao Phạm BìnhMinh nhấn mạnh điều này trong bài viết nhân Kỷ niệm 40 năm Hội nghị Paris àihọcsâusắccủaHộinghịParisvẫncònsángmãkqbd h1 anhvề Việt Nam.
Xin giới thiệu toàn văn bài viếtcủa Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh:
Bộ trưởng Phạm Bình Minh "Ngày 27/1/1973, Hiệp định vềchấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (gọi tắt là Hiệp định Paris)được ký kết, kết thúc thắng lợi Hội nghị Paris - cuộc đấu tranh ngoại giao lâudài nhất, cam go nhất trong lịch sử của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trongthời đại Hồ Chí Minh.
40 năm đã trôi qua, đất nước đã có nhiều đổi thay và đangbước vào thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện, song ký ức về những ngày thánggian lao mà oanh liệt cũng như những bài học sâu sắc của Hội nghị và Hiệp địnhParis vẫn còn sáng mãi.
Kỷ niệm 40 năm ký kết Hiệp địnhParis là dịp để chúng ta ôn lại chiến công hào hùng của dân tộc, noi theo tấmgương sáng của những thế hệ cha anh, tri ân bạn bè quốc tế và vận dụng sáng tạocác bài học lịch sử để triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng trongthời kỳ mới.
Hội nghị được mở ra từ một quyếtđịnh chiến lược sáng suốt của Đảng ta trong bối cảnh tình hình hết sức khókhăn. Đầu năm 1965, chính quyền Johnson ồ ạt đưa quân vào miền Nam, leo thangchiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân chống lại miền Bắc, đồng thời,mở rộng cuộc vận động "ngoại giao hòa bình" đòi miền Bắc rút quânkhỏi miền Nam và "đàm phán không điều kiện với Mỹ".
Đáp lại các hành động xâm lược vàluận điệu lừa bịp dư luận của Mỹ, quân và dân hai miền Nam Bắc đã hiệp đồngtiến công mãnh liệt cả về quân sự và chính trị, kiên quyết đòi Mỹ phải chấm dứtchiến tranh xâm lược, rút hết quân khỏi miền Nam, chấm dứt vô điều kiện chiếntranh phá hoại chống miền Bắc. Chính vào lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nướccủa dân tộc ta bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, tháng 12/1965, Đảng ta raNghị quyết Trung ương 12, trong đó chỉ rõ “đánh đến một lúc nào đó sẽ vừa đánhvừa đàm” nhưng nhận định “tình hình chưa chín muồi cho một giải pháp”.
Đến tháng 1/1967, sau những thắnglợi vang dội của quân và dân hai miền Nam Bắc tạo thế cho ta, Nghị quyết Trungương 13 đã quyết định mở mặt trận ngoại giao để tạo cục diện đánh đàm và kéo Mỹxuống thang chiến tranh. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, Johnson phải cam kết xuống thangchiến tranh, ta quyết định đi vào đàm phán với Mỹ.
Kéo dài ròng rã 4 năm, 8 tháng,14 ngày, trải qua 202 phiên họp công khai và 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam vàMỹ, Hội nghị Paris là cuộc đấu trí, đấu bản lĩnh quyết liệt giữa nền ngoại giaonon trẻ với nền ngoại giao lão luyện của một siêu cường hàng đầu thế giới.
Để đi đến thắng lợi cuối cùng làbản Hiệp định lịch sử ngày 27/1/1973, chúng ta đã kiên định đường lối, chiếnlược mà Đảng đề ra, đồng thời chuẩn bị kỹ càng, hết sức chú trọng xây dựng độingũ cán bộ cả về bản lĩnh cách mạnh và kiến thức mọi mặt. Kế tục truyền thốngđấu tranh ngoại giao của cha ông và trên cơ sở các bài học của Hiệp định Geneva1954, đội ngũ các bộ ngoại giao đã không ngừng lớn mạnh thông qua các hoạt độngtranh thủ dư luận quốc tế, hỗ trợ chiến trường chống “chiến tranh đặc biệt”,"chiến tranh cục bộ" của Mỹ, góp phần đưa tới thắng lợi Tết Mậu Thân1968, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược, xuống thang chiến tranh, đi vào đàmphán, kết thúc chiến tranh bằng một giải pháp chính trị.
Cuộc đàm phán Paris trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn mộtbắt đầu từ ngày 13/5/1968 đến 31/10/1968, ta đấu tranh buộc Mỹ phải chấp nhậnchấm dứt mọi hành động chiến tranh chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày31/10/1968; chấp nhận việc triệu tập hội nghị về chấm dứt chiến tranh, lập lạihòa bình ở Việt Nam gồm 4 bên với sự tham gia của Mặt trận Dân tộc Giải phóngmiền Nam.
Giai đoạn hai từ ngày 25/1/1969đến giữa năm 1972, ta kiên quyết đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hếtquân đội và vũ khí ra khỏi miền Nam Việt Nam, xóa bỏ chính quyền Sài Gòn, tôntrọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam. Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh nhưngđòi miền Bắc và Mỹ cùng rút quân, đòi duy trì khu phi quân sự và duy trì chínhquyền Sài Gòn.
Giai đoạn cuối cùng từ tháng7/1972 khi Mỹ buộc phải quay lại bàn đàm phán sau các thất bại ở cả hai miềnNam Bắc. Tuy vậy, Mỹ vẫn nuôi hy vọng đạt được một thỏa thuận trên thế mạnh.Cuối tháng 12/1972, khi con át chủ bài cuối cùng của Mỹ - dùng B52 đánh phá hủydiệt Hà Nội và các thành phố lớn của miền Bắc - đã bị quân và dân ta đánh gụctrong chiến thắng vang dội "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Mỹmới chấp nhận ký Hiệp định.
Hiệp định Paris có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớisự nghiệp đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước của dân tộc ta. Hiệp địnhlà văn bản pháp lý toàn diện, đầy đủ nhất công nhận các quyền cơ bản của dântộc ta, trong đó Mỹ buộc phải cam kết “tôn trọng độc lập, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ của Việt Nam”.
Hội nghị Paris và Hiệp định Parisđã góp phần quan trọng vào nỗ lực tạo nên bước chuyển chiến lược của cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, từng bước buộc Mỹ phải đi vào giải pháp,chấm dứt ném bom miền Bắc, rút toàn bộ quân Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam,hoàn thành mục tiêu chiến lược “đánh cho Mỹ cút”.
Với việc buộc Mỹ phải rút hếttrong khi ta duy trì được hoàn toàn lực lượng, Hiệp định mở ra một cục diệnmới, so sánh lực lượng trên chiến trường nghiêng hẳn về ta để tiến lên “đánhcho nguỵ nhào”. Hiệp định Pariscòn góp phần ngăn chặn mọi âm mưu can thiệp trở lại của Mỹ khi toàn quân, toàndân ta tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch HồChí Minh lịch sử.
Vượt lên trên mọi ý nghĩa thôngthường, Hội nghị Paris và Hiệp định Paris là niềm cổ vũ lớn lao đối với nhândân yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới, củng cố niềm tin của nhân dâncác dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩacủa mình. Cũng chính vì vậy, Hội nghị Paris vàHiệp định Parisđã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoàbình và công lý, là di sản vĩ đại của phong trào giải phóng dân tộc khỏi áchthống trị và can thiệp của nước ngoài.
Hội nghị Paris để lại những bài học vô cùng quý giá.Bài học thứ nhất và quan trọng nhất là tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo sángsuốt của Đảng. Đây là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Trong suốt quá trìnhđàm phán, Bộ Chính trị đã luôn theo dõi và chỉ đạo sát sao cả về chiến lược vàsách lược đối với hai đoàn đàm phán để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Thứ hai, giữ vững độc lập, tựchủ, coi đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong xử lý các vấn đề đối ngoại.Hội nghị Parismột lần nữa khẳng định rằng, chỉ có giữ vững độc lập, tự chủ trong quyết địnhchiến lược, sách lược, ta mới có thể chủ động tiến công, chủ động tạo thời cơvà tranh thủ thời cơ để bảo vệ lợi ích dân tộc.
Thứ ba, sự phối hợp chặt chẽ củacác ngành, các cấp, các lĩnh vực là nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi. Trongsuốt quá trình đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris, sự phối hợp nhịp nhànggiữa ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao, giữa "đánh" và"đàm", giữa các binh chủng hợp thành thế trận chiến tranh nhân dân,có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngay tại Paris,sự phối hợp chặt chẽ và thực hiện phương châm "tuy hai mà một, tuy một màhai" của hai đoàn đàm phán dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng ta cũng lànhân tố hết sức quan trọng để đi đến thắng lợi.
Thứ tư, chủ động, sáng tạo làphương cách đảm bảo thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao. Ngoại giao thời kỳchống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là Hội nghị Paristhực sự đã trở thành một mặt trận chiến lược, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệpcủa dân tộc. Trong suốt quá trình đàm phán tại Paris, mặt trận ngoại giao đã chủ động tiếncông, đồng thời tận dụng tối đa các thế mạnh đặc thù của mình để giành thắnglợi.
Thứ năm, Hội nghị Paris là bài học tiêu biểuvề kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Trong suốt quá trìnhđàm phán tại Paris, chúng ta đã có được sự ủng hộ to lớn của Liên Xô, TrungQuốc và các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã tranh thủ được sự đồng tình củadư luận quốc tế, kể cả dư luận tiến bộ Mỹ, góp phần tạo nên một mặt trận nhândân thế giới rộng lớn ủng hộ Việt Nam.
Kỷ niệm thắng lợi oanh liệt củaHội nghị Paris là dịp để chúng ta bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến những ngườicon của Tổ quốc đã chiến đấu quên mình vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước.Sự hy sinh và công ơn to lớn ấy sẽ mãi mãi là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệngười Việt Namnói chung và cán bộ ngành ngoại giao nói riêng, hôm nay và mai sau. Đây cũng làdịp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các bạn bè quốc tế khắp nămchâu, trước hết là nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, đã kề vai sát cánh vớinhân Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sự ủng hộ của bạnbè quốc tế không chỉ là niềm cổ vũ lớn lao đối với nhân dân ta mà còn góp phầnquan trọng vào việc nâng cao thế và lực của nhân dân ta trong cuộc kháng chiếnchống xâm lược Mỹ.
Kế tục và phát huy truyền thốngvẻ vang của ngoại giao thời kỳ chống Mỹ cứu nước, ngoại giao thời kỳ hội nhậpquốc tế và phát triển đất nước tiếp tục là một “mặt trận”, trong đó các cán bộngoại giao là những “người lính“, không ngừng phấn đấu góp phần tích cực đưađất nước vào vị thế có lợi nhất trong nền chính trị, nền kinh tế và văn hóa khuvực và toàn cầu.
Với thế và lực sau hơn 25 năm Đổimới, trong bối cảnh mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ:"Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuậnlợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phầntích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xãhội trên thế giới". Quán triệt sâusắc nhiệm vụ đối ngoại và vận dụng các bài học lịch sử của Hội nghị Paris, ngành ngoại giaotiếp tục nỗ lực vượt bậc trong các hướng cụ thể sau:
Thứ nhất, tăng cường công tácchính trị tư tưởng, tuyệt đối tin tưởng vào con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồđã lựa chọn, vững vàng bản lĩnh chính trị, kiên định đường lối đối ngoại"độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ"; nỗ lực quênmình vì lợi ích quốc gia dân tộc vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàumạnh.
Thứ hai, phát huy truyền thốngchủ động, sáng tạo trong đối ngoại, đề xuất nhiều sáng kiến thiết thực để nângcao hiệu quả các hoạt động đối ngoại trong quan hệ với các đối tác và trên cácdiễn đàn, tổ chức quốc tế; tăng cường công tác nghiên cứu dự báo, phát hiệnthời cơ và kiến nghị các biện pháp tận dụng thời cơ, lường trước các thách thứcvà kiến nghị các biện pháp hóa giải hoặc giảm thiểu các thách thức đối với pháttriển và an ninh của đất nước.
Thứ ba, hợp đồng chặt chẽ giữangoại giao với kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh.... phối hợp nhịp nhàngvới đối ngoại Đảng, ngoại giao nhân dân dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhấtcủa Đảng và sự quản lý của Nhà nước, góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp củađất nước, kết hợp thành công sức mạnh của đất nước với sức mạnh của thời đại,thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đối ngoại được Đảng giao phó.
Thứ tư, không ngừng học tập rènluyện, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và kiến thức mọi mặt,xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao có trình độ và năng lực ngang tầm với cácnước trong khu vực; đáp ứng yêu cầu triển khai thành công định hướng"triển khai đồng bộ và toàn diện các hoạt động đối ngoại; chủ động và tíchcực hội nhập quốc tế" của đường lối đối ngoại Đại hội XI.
Kỷ niệm 40 năm ngày Hiệp định Parisđược ký kết, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hy sinh của biết bao đồngbào và chiến sỹ cả nước, biết ơn Đảng và Bác Hồ vĩ đại, tri ân các thế hệ cha,anh đã trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh ngoại giao ở Paris, tri ân các bạnbè quốc tế đã nhiệt tình ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ViệtNam.
Ôn lại các ý nghĩa trọng đại vàbài học sâu sắc của Hội nghị Paris, chúng ta thêm vững tin vào sự lãnh đạo sángsuốt của Đảng, quyết tâm phát huy tinh thần Hội nghị Paris, vận dụng sáng tạocác bài học của Hội nghị trong bối cảnh tình hình và nhiệm vụ mới, quyết tâmgóp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hộichủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Theo VOV
(责任编辑:Cúp C1)