PhongThuyBetPhongThuyBet

Đặc sản bắt nguồn từ chuyện tình buồn, ai tới xứ Đoài cũng khen nức nở_ty le keo bong da tv

Lời tòa soạn:Bánh tẻ Sơn Tây ngon nổi tiếng xưa nay,ĐặcsảnbắtnguồntừchuyệntìnhbuồnaitớixứĐoàicũngkhennứcnởty le keo bong da tv được coi là có gốc tích từ làng Phú Nhi. Bánh tẻ Phú Nhi không chỉ là sản vật của riêng Sơn Tây, Hà Nội mà đã trở thành thương hiệu có tiếng tại Việt Nam, được du khách bốn phương biết đến. Năm 2007, Phú Nhi được công nhận là làng nghề bánh tẻ truyền thống.

Để làm ra được chiếc bánh tẻ thơm ngon, người dân Phú Nhi phải rất tỉ mỉ, kỳ công từ khâu chọn gạo, ngâm gạo, xay bột, làm nhân cho tới gói và hấp bánh. Không chỉ là món quà quê mộc mạc, chiếc bánh tẻ còn mang theo những câu chuyện nhân văn và cả nỗi trăn trở của những người làm nghề. Tuyến bài: Bánh tẻ Phú Nhi, chuyện chưa kểsẽ giới thiệu với độc giả về món ăn này. 

Khách thập phương đi du xuân, đặt chân tới vùng đất xứ Đoài thăm chùa Mía, đền Và, làng cổ Đường Lâm... được ăn thử món bánh tẻ đặc sản nơi đây đều muốn mua thêm mang về làm quà: “Đến Sơn Tây, đừng quên mua bánh tẻ Phú Nhi mang về làm quà, thơm ngon, đặc biệt lắm”.

W-ba-van-hung-41-large-1.jpg
Bánh tẻ Phú Nhi

Đặc sản xứ Đoài

Nhắc đến bánh tẻ, những người yêu ẩm thực đều biết đến bánh tẻ Phú Nhi (Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội) nổi tiếng thơm ngon, đậm vị. Ai ăn một lần cũng nhớ mãi bởi sự hòa quyện của nhân thịt, mộc nhĩ, hạt tiêu được bọc trong một lớp bột gạo mịn dậy mùi thơm của lá chuối, lá dong.

Bánh tẻ Phú Nhi có những đặc điểm riêng, khác hẳn với các vùng khác. Bánh được làm cầu kỳ, kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu tới quá trình chế biến. Điểm khác biệt, dễ nhận thấy nhất ở bánh tẻ Phú Nhi đó là nhân thịt và mộc nhĩ được thái sợi dài chứ không phải xay hay băm nhỏ như ở những nơi khác.

Gạo tẻ được chọn làm bánh thường là gạo khang dân loại cũ để không bị dẻo dính rồi mang ngâm nhiều giờ, sau đó xay thành bột nước. Bột nước được tiếp tục ngâm nhiều giờ và chắt nước, lấy phần bột mịn sau đó mới mang quấy thành bột để làm bánh. Nhân thịt và mộc nhĩ cũng phải chọn loại ngon, sạch, thái nhỏ mang xào, nêm nếm gia vị chuẩn để vừa vặn, dậy mùi. Ngoài lá dong, lá chuối khô được dùng để gói bên ngoài cho dậy mùi thơm.

Ngày nay, bánh tẻ Phú Nhi nổi tiếng không chỉ ở Hà Nội mà còn được nhiều người ở các tỉnh thành biết đến. Mỗi khi đến Phú Nhi, người ta coi đây là thứ quà quê giá trị để mang về biếu, tặng. Chiếc bánh đơn giản nhưng các công đoạn làm vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Bánh sau khi hoàn thiện được cho vào lò hấp 60 phút, mới mang ra thưởng thức.  

W-ba-binh-74-1.jpg
Bánh được hấp trong 60 phút mới mang ra thưởng thức

Bà Phạm Thị Bình (SN 1956) người làm bánh tẻ lâu năm ở Phú Nhi cho biết, bánh ăn ngon nhất là khi vừa mới vớt ra. Bóc lớp vỏ bên ngoài để lộ nhân bột trắng, mùi thơm từ thịt, mộc nhĩ, hạt tiêu tỏa ra thơm phức, rất hấp dẫn. Khi ăn, người ta có thể dùng dao nhỏ cắt bánh thành từng miếng hoặc dùng thìa để thưởng thức. Tùy theo khẩu vị, có người chọn ăn kèm với tương ớt, có người lại ăn với chả, chấm với nước mắm để thêm đậm đà. 

Năm 2007, Phú Nhi được công nhận làng nghề sản xuất bánh tẻ truyền thống. Năm 2010, bánh tẻ Phú Nhi được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng công nhận thương hiệu cho làng nghề.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Vũ Thị Tuyết Nhung từng nhắc tới món bánh tẻ Phú Nhi trong cuốn sách "Đặc sản bốn phương hội tụ", trong câu chuyện được mời ăn món bánh tẻ chính hiệu, thơm ngon và khác lạ so với những món bánh "hàng chợ" như thế nào. Trong cuốn sách, tác giả viết: 

“Thấy mọi người trong cơ quan xôn xao đăng ký đi tham quan chùa Mía, đền Và, chị Lan chăm chăm nhắc nhỏm: Nhớ mua lấy vài ba chục bánh tẻ để làm quà nhé. Ngon nhất hạng đấy.

Nghe thế, chị Thanh ngồi bàn bên cạnh bĩu môi: Báu gì cái bánh tẻ, ăn vừa cứng vừa chua. Nhân nhuỵ thì chả có thịt thà gì. Ngày nào chả có người rao bán ời ời ngoài phố, tôi ăn thử một lần là cạch đến già.

banh te phu nhi.png
Ảnh của bà Vũ Thị Tuyết Nhung in trong sách 

Chị Minh, người lớn tuổi nhất trong phòng cười dàn hoà: Thanh còn trẻ đúng là chưa có kinh nghiệm như chị Lan. Bánh tẻ, lại là bánh tẻ Sơn Tây, nhất lại là bánh tẻ Đền Và thì ngon lắm, ăn một lại muốn ăn hai.

Bán tín bán nghi, song cũng là người có tâm hồn ăn uống, chị Thanh tát nước theo mưa cũng nhờ đám trẻ trong phòng khi đi tham quan mua về cho chục bánh tẻ Đền Và. Để rồi hôm sau, khi nhận bánh, chị Thanh vừa nếm thử một miếng đã khen nắc nỏm. Đó là thứ bánh gói lá chuối khô hình thuôn dài như một đẵn mía tím gốc”.

Bà Nhung kể, khi ấy vẫn chưa biết đến xuất xứ của bánh tẻ Sơn Tây ở làng xã nào. Cho đến tận những năm đầu thế kỷ 21, một cô phóng viên trẻ người Sơn Tây về thực tập cùng cơ quan cho biết, làng Phú Nhi chính là gốc tích làm nên món đặc sản bánh tẻ Sơn Tây này. 

Bà Vũ Thị Tuyết Nhung nhận định: “Bánh tẻ Phú Nhi rất thật bột, khác hẳn với bánh tẻ một số nơi khác. Mùi bột của bánh tẻ Phú Nhi hoàn toàn là bột tẻ, không có sự pha trộn.

Tôi từng ăn nhiều loại bánh tẻ, cho rằng bánh ở Phú Nhi đặc trưng và rất ngon không chỉ ở phần nhân mà còn bởi bánh được gói bằng lá chuối khô. Mùi lá chuối khô quyện với mùi bột tẻ làm nên mùi thơm đặc biệt chỉ ở Phú Nhi mới có. Thế nên lần nào có dịp đến Phú Nhi, tôi lại tiện tay mua một ít về làm quà”. 

W-ba-van-hung-36-large-1.jpg

Món ăn bắt đầu từ câu chuyện tình buồn

Nổi tiếng là vậy nhưng hỏi nguồn gốc chiếc bánh tẻ Phú Nhi lại rất ít người biết. Người dân trong làng kể cho nhau nghe một truyền thuyết được cho là cha ông nhiều đời truyền lại cho con cháu.

Theo lời ông Kiều Huấn (86 tuổi), từ khi sinh ra, ông đã nghe bố mẹ kể lại sự tích chiếc bánh tẻ quê hương mình. Ông cũng mang câu chuyện này kể lại cho thế hệ trẻ. 

Tên gọi "Phú Nhi" được ghép từ tên của chàng trai Nguyễn Phú và nàng Hoàng Nhi. Nguyễn Phú là người làng Giáp Đoài, con của bà Trọng làm nghề bán trầu vỏ, bố làm nông dân. Còn Hoàng Nhi là con bà Hương làm nghề nấu bánh đúc bán ở chợ. Phú và Nhi biết nhau qua những buổi chợ, rồi đem lòng quý mến. 

Một lần, Phú sang nhà Nhi trò chuyện. Hai người mải tâm tình mà quên mất nồi bánh đúc đang nấu dở trên bếp. Khi mở ra đã quá muộn, bánh đúc nửa sống nửa chín. Bố Hoàng Nhi tức giận đuổi Phú về, không cho đôi trẻ tiếp tục qua lại. 

W-ba-binh-banh-te-6-1.jpg
Từ nồi bột gạo nấu nửa sống nửa chín, người dân xưa đã tận dụng và tạo nên chiếc bánh tẻ thơm ngon

Phú tiếc nồi bánh đúc nên đem về, làm thêm nhân mộc nhĩ, thịt nạc, rồi ra vườn lấy lá dong, lá chuối khô gói lại, mang đi luộc. Khi bánh chín, mùi thơm bay ngào ngạt, ăn nóng, nguội đều ngon. 

Bị cha ngăn cấm, Nhi ốm tương tư, sinh bệnh rồi mất. Phú cũng không lấy vợ, một lòng với người yêu. Hàng năm vào ngày giỗ của Nhi, Phú đều mang bánh đến cúng. Sau này, Phú đã truyền lại bí quyết làm bánh cho người dân trong làng.

Bánh tẻ Phú Nhi ra đời từ câu chuyện tình yêu buồn đó. 

Hiện nay, người dân Phú Nhi lưu truyền tích này và cho đó là truyền thuyết về sự ra đời của chiếc bánh tẻ Phú Nhi. 

Là người con của làng, ở tuổi 86, ông Huấn chứng kiến nhiều thăng trầm của quê hương, và hết sức tự hào khi nhắc tới bánh tẻ đặc sản quê hương mình. 

W-ong-kieu-huan-1-1.jpg
Ông Kiều Huấn, thầy giáo về hưu ở làng Phú Nhi

Ông cho rằng người dân đã rất sáng tạo khi làm ra chiếc bánh tẻ bởi “cơm tẻ là mẹ ruột”, ăn cơm tẻ sẽ không biết ngán, không nóng ruột.

Ngôi làng hiện còn 32 hộ làm nghề. Mỗi dịp lễ, Tết, những đôi bàn tay lại thoăn thoắt, bếp luôn đỏ lửa để kịp cho ra những chiếc bánh thơm phức, phục vụ nhu cầu của mọi người. 

“Ăn bánh tẻ là ăn vật chất nhưng phải ăn cả tinh thần mới ngon”, ông Huấn nói. Bởi theo ông, đó không chỉ là món ăn quê hương rất ngon từ bột gạo, nhân thịt, mộc nhĩ, mà nó còn chứa đựng tinh hoa của quê hương, chứa đựng niềm tự hào nơi mình sinh ra và lớn lên.

Đối với ông, không có gì quý hơn khi món ăn quê mình được cả nước biết đến. Thế nên dù có đi đâu, ông vẫn thấy chỉ có bánh tẻ quê mình, do người quê mình làm là ngon nhất. 

Nơi 3h sáng cả làng dậy làm không ngơi tay, 4h30 tỏa đi khắp phố

Nơi 3h sáng cả làng dậy làm không ngơi tay, 4h30 tỏa đi khắp phố

Hàng ngày, cứ khoảng 2-3h sáng, người dân Phú Thượng lại dậy nấu xôi. Vài tiếng sau, những thúng xôi nóng hổi, thơm phức được đặt lên xe, chở đi bán khắp phố phường.
赞(8139)
未经允许不得转载:>PhongThuyBet » Đặc sản bắt nguồn từ chuyện tình buồn, ai tới xứ Đoài cũng khen nức nở_ty le keo bong da tv