Tình trăm năm tập 145: 40 năm hạnh phúc của cặp đôi yêu nhau từ những lá thư tay_lịch tứ kết c1
Tình yêu thầm kín
Thời son trẻ,ìnhtrămnămtậpnămhạnhphúccủacặpđôiyêunhautừnhữngláthưlịch tứ kết c1 ông Nguyễn Văn Hiếu (61 tuổi, TP.HCM) và bà Nguyễn Thị Thu Hồng (59 tuổi) làm chung một ca tại nông trường An Hạ. Ông Hiếu đảm nhiệm công việc đốt lò hơi, bà Hồng đứng máy sấy giấy.
Mỗi khi vào ca, ông Hiếu đều thấy cô gái có khuôn mặt tròn, nụ cười duyên dáng. Ông muốn làm quen nhưng không biết phải thổ lộ như thế nào.
Gần một năm thầm thương trộm nhớ, ông Hiếu mới dám viết thư cho bà Hồng. Tuy vậy, ông không dám gửi mà gấp thư thành hạc giấy, máy bay rồi phóng vào nơi làm việc của bà Hồng.
Nhận thư, bà Hồng không đọc mà ném trả lại ông hoặc lơ đi xem như không thấy. Bởi lúc ấy, bà vẫn chưa biết anh công nhân làm cùng ca để ý đến mình.
Một lần, ông Hiếu đốt thiếu hơi khiến giấy tại khâu của bà Hồng không khô. Sợ bị quản đốc trách phạt, bà đến gặp ông Hiếu để phàn nàn.
Từ đó, hai người bắt đầu trò chuyện và bà Hồng biết ông Hiếu đã để ý, thầm yêu mình từ lâu. Tại chương trình Tình trăm năm, bà chia sẻ: “Lúc đó, ông ấy mới đủ tự tin thổ lộ tình cảm của mình. Sau đó, ông không xếp hạc nữa mà viết thư tay rồi len lén nhét vào tay tôi.
Nhưng tôi vẫn chưa ưng vì thấy ông xấu trai quá. Dẫu vậy, ông ấy không bỏ cuộc. Rồi mưa dầm thấm lâu, từ từ tôi cũng có cảm tình với ông ấy”.
Nhận lời yêu anh công nhân cùng nông trường, bà Hồng được ông Hiếu đưa đón đi làm. Cả hai có nụ hôn đầu tiên trong một dịp hết sức tình cờ. Lần ấy, bà Hồng bỗng nhiên nhức đầu và nhờ ông Hiếu bắt gió.
Đang bắt gió, ông Hiếu liều lĩnh hôn lên má người yêu. Từ đó, mỗi khi được bà Hồng nhờ bắt gió, ông lại lén hôn bà. Tình yêu của cả hai lớn dần theo năm tháng.
Sau một năm yêu thương, ông Hiếu về nhà, xin phép gia đình được cưới bà Hồng làm vợ. Tuy vậy, mẹ ông nhất định không tác hợp cho 2 người.
Ông Hiếu kể: “Tôi giải thích, năn nỉ rất nhiều nhưng mẹ vẫn không đồng ý. Buồn quá, tôi ra trạm xe buýt đứng khóc một mình.
Thấy tôi rời khỏi nhà đã lâu mà không về, mẹ tôi lo lắng đi tìm. Bà thấy tôi khóc ở trạm xe buýt nên hỏi lý do. Tôi nói dối là người yêu lỡ có thai rồi. Nghe vậy, mẹ tôi đành đồng ý cho tôi và Hồng cưới nhau”.
Ngày thành hôn, ông Hiếu mặc áo vest, bà Hồng mặc váy cưới, ngồi trên chiếc xe hoa giản dị. Bà Hồng được bố mẹ cho đôi bông, cặp nhẫn vàng làm của hồi môn. Cưới nhau được 1 tuần, ông bà trở lại nông trường làm việc.
Một năm sau, bà Hồng sinh con đầu lòng. Vì ở nông trường nên bà Hồng định sau khi sinh sẽ đem bé về nhà mẹ đẻ, nhờ ông bà ngoại chăm sóc. Tuy nhiên, mới sinh được 1 ngày, bà nhận tin ông nội qua đời.
Bí quyết giữ hạnh phúc
Nhà có tang, gia đình không đồng ý cho bà đem con về vì sợ không khí tang thương ảnh hưởng đến bé. Không còn cách nào khác, bà Hồng bế con về nhà chồng ở cữ.
Bà tâm sự: “Lúc đó, kinh tế gia đình tôi khó khăn lắm. Chúng tôi khổ đến nỗi phải chia nhau ăn một gói mì tôm. Số tiền vợ chồng dành dụm được đã tiêu hết vào việc tôi nằm viện, sinh con. Lúc ở cữ, tôi đều nhờ bố mẹ chồng chăm sóc”.
Con được 6 tháng, gia đình bà Hồng liên tiếp vấp phải những khó khăn. Trước đó, bà Hồng không đủ sữa cho bé bú. Không có tiền mua sữa cho con, bà xay gạo lức và 5 loại đậu thành bột rồi nấu hỗn hợp này thành sữa cho bé bú.
Sau một thời gian chỉ uống loại sữa tự chế, bé trai suy dinh dưỡng độ 3, phải vào viện điều trị. Đúng lúc này, ông Hiếu nhận tin nông trường giải thể. Ông chạy vạy khắp nơi tìm việc mới. Trong khi đó, bà Hồng được mẹ chồng dẫn đi bán rong.
Bà kể: “Ngày đầu tiên bán, tôi chưa biết đường nên nhờ chồng dẫn đi. Ông ấy ngồi trên xe đạp, chở đứa con chạy trước dẫn đường. Tôi quảy gánh hàng rong lủi thủi theo sau.
Khi đến nơi có người bán đồ ăn, tôi dừng lại. Tôi ngồi đợi người ta ăn xong thì đến mua của mình ly sương sâm”.
Dẫu khó khăn nhưng vợ chồng bà chưa bao giờ để xảy ra mâu thuẫn. Mỗi khi giận nhau, ông bà lại lấy xe đạp chở nhau ra quán nước. Cả hai gọi 2 ly nước mía rồi ngồi tâm sự, nói ra những bực dọc, khó chịu trong lòng.
Sau đó, ông bà để lại những bực dọc nơi quán nước. Trở về nhà, hai người lại vui vẻ, yêu thương nhau như chưa có gì xảy ra.
“Bí quyết của tôi là khi ông ấy giận, hoặc nói nặng lời, tôi thường nhẫn nhịn, không cãi lại, không phản ứng. Vì chúng tôi biết cả hai không ai giận được lâu. Vậy là sau ít phút, chúng tôi lại làm lành”, bà Hồng chia sẻ.
Cách đây không lâu, ông Hiếu có bệnh về tim cần phẫu thuật. Sau ca phẫu thuật kéo dài, ông vượt bạo bệnh, trở về sống vui cùng gia đình.
Tại chương trình, ông gửi đến vợ lá thư chất chứa tiếng lòng của mình. Cuối thư, ông nói lời cám ơn vợ vì đã hy sinh nhiều thứ cho mình và các con.
Đáp lại tình cảm của chồng, bà Hồng nói: “Em chỉ cầu mong anh có nhiều sức khỏe để sống vui vẻ bên con cháu. Còn lại mọi việc em sẽ lo”.
55 năm một chuyện tình: Đám cưới chỉ kẹo lạc nước trà, những cánh thư tay 1 chiềuTrải qua 55 năm chia ngọt sẻ bùi, mối tình thời chiến của bà Liên và ông Cường được đánh dấu bằng lễ kỷ niệm ấm áp, thân thương.相关文章
Lời khai của Ngọc Trinh tại phiên tòa xét xử sáng nay
Trả lời xét hỏi của HĐXX, Ngọc Trinh đã thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố. Do muốn2025-01-15Ngôi sao đội tuyển Ecuador qua đời ở tuổi 22
Vụ tai nạn xảy ra ngày 7/10 khi Angulo cùng người đồng đội cũ của anh là Roberto Cabezas đang di chu2025-01-15Đội tuyển futsal Indonesia gây sốc khi thắng đậm chủ nhà Thái Lan
Trận thua đội tuyển futsal Việt Nam cách đây 2 ngày đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các cầu thủ Thái2025-01-15Phó chủ tịch VFF Trần Anh Tú: "Bóng đá Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại"
Dự Hội nghị có Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo2025-01-15- Sales IT - triển vọng lớn, mức thu nhập lên đến 9 con sốNhững năm gần đây, IT Outsourcin2025-01-15
Djokovic được đánh giá cao về cơ hội vô địch US Open
Năm 2024, Novak Djokovic gây thất vọng khi trở thành cựu vô địch Australian Open, Roland Garros và t2025-01-15
最新评论