Tạo điểm nhấn không gian kiến trúc
Vừa qua,đấtvàngsátHồGươmHàNộiđòixâynhàcaotầngvượtquychếsoi kèo bóng da UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch kiến trúc tại 2 khu đất trên tuyến phố Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) thuộc quy hoạch khu vực phố cũ Hà Nội.
Khu đất “vàng” 45B Lý Thường Kiệt rộng hơn 1.000 m2 sẽ xây trụ sở văn phòng Công ty CP sách và thiết bị trường học Hà Nội, với đề xuất cao tối đa 12 tầng. |
Theo đó, hai dự án thuộc hai khu đất “vàng” được TP Hà Nội đề xuất điều chỉnh quy hoạch là dự án Trụ sở Văn phòng Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội và Trụ sở văn phòng Công ty CP sách và thiết bị trường học đều nằm trên phố Lý Thường Kiệt.
Cụ thể, theo đề xuất tại khu đất 31-35 Lý Thường Kiệt, rộng hơn 2.200 m2 được đề xuất xây dựng trụ sở văn phòng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cao 45m, quy mô 14 tầng+ 1 tum.
Đối với khu đất “vàng” 45B Lý Thường Kiệt rộng hơn 1.000 m2 sẽ xây trụ sở văn phòng Công ty CP sách và thiết bị trường học Hà Nội, với đề xuất điều chỉnh quy mô chiều cao tối đa 12 tầng.
Hiện trạng khu đất “vàng” 45B Lý Thường Kiệt. |
Lý giải về đề xuất điều chỉnh quy hoạch tại 2 dự án trên để xây dựng công trình cao tầng, TP Hà Nội cho rằng, công trình có chức năng văn phòng nên không làm quá tải dân số, mà sẽ góp phần đồng bộ các hoạt động dịch vụ, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng chất lượng cao rất cần cho khu vực trung tâm Thủ đô. Bên cạnh đó, nhà đầu tư 2 dự án trên cũng đề nghị được đóng góp kinh phí xây dựng, nâng cấp hạ tầng và kiến trúc cảnh quan chung khu vực.
Theo UBND TP Hà Nội, khu đất 45B Lý Thường Kiệt đủ điều kiện để xem xét quy mô chiều cao công trình, theo đề xuất ở đây sẽ mọc lên công trình cao 12 tầng. |
Cũng theo UBND TP Hà Nội, dự án đủ điều kiện để xem xét quy mô chiều cao công trình tạo điểm nhấn không gian kiến trúc, đủ điều kiện để xem xét quy mô chiều cao công trình.
Trong văn bản TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương để UBND Thành phố hướng dẫn nhà đầu tư lập dự án 2 dự án đầu tư trên, và triển khai xây dựng dự án trong thời gian tới.
“Không phải cứ cao tầng lên là điểm nhấn”
Phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm thuộc khu phố cũ Hà Nội, theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt, khu phố cũ Hà Nội được định hướng ưu tiên phát triển công trình văn hóa, dịch vụ du lịch, văn phòng làm việc, ngân hàng, tài chính, chứng khoán…
Khu đất 31-35 Lý Thường Kiệt vừa được UBND TP Hà Nội đề xuất xây dựng trụ sở văn phòng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cao 45m, quy mô 14 tầng+ 1 tum. |
Chiều cao các tòa nhà theo quy hoạch đặc trưng từ 4-6 tầng, và được lựa chọn một vài công trình có điều kiện làm điểm nhấn đô thị, đóng góp vào cảnh quan chung.
Bên cạnh đó, TP Hà Nội cũng ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ Hà Nội và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử.
Khu đất được coi là nằm ở vị trí "kim cương" ngay sát hồ Gươm nhưng để quây tôn nhiều năm nay. |
Theo Quyết định số 11 ngày 07/4/2016 về "Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu vực nội đô lịch sử" do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký thì phố Lý Thường Kiệt, Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm) thuộc khu phố cũ Hà Nội (có ký hiệu A4) với quy định không xây dựng mới các công trình cao tầng (tức là từ 9 tầng trở lên - PV).
Hiện trạng bên trong khu đất "vàng" 31-35 Lý Thường Kiệt. |
Khi trao đổi về điểm nhấn trong quy hoạch kiến trúc, KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng: Khu vực đô thị nào cũng có điểm nhấn mà điểm nhấn đó nó phải là công trình với kiến trúc đặc biệt đem lại giá trị sử dụng, giá trị văn hóa và nó đóng góp cho diện mạo kiến trúc đô thị đó. Đấy mới là điểm nhấn chứ không phải cứ cao tầng lên là điểm nhấn. Hai cái đó khác nhau.
Theo "Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu vực nội đô lịch sử" tuyến phố Lý Thường Kiệt thuộc khu phố cũ không xây dựng mới công trình cao tầng. |
“Đã là điểm nhấn trong kiến trúc đô thị là những công trình có nét đặc sắc phải có giá trị về văn hóa đóng góp cho diện mạo đô thị. Rõ ràng đây là cả một bài toán của xã hội: Vì ai? Cho ai? Không phải vì nhà đầu tư mà phải vì cộng đồng. Như nhà hát lớn Hà Nội có cần cao đâu nhưng đây là điểm nhấn, điểm nhấn ấy trở thành di sản. Nói đến Hà Nội là nói đến Nhà hát lớn có cần phải cao to, cần mấy chục tầng đâu nhưng nó mang giá trị văn hóa mà đặc trưng. Bởi nghĩ cho cùng kiến trúc là văn hóa” – ông Tùng nhấn mạnh.
“Không phải cứ cao tầng lên là điểm nhấn. Đã là điểm nhấn trong kiến trúc đô thị là những công trình có nét đặc sắc phải có giá trị về văn hóa đóng góp cho diện mạo đô thị. Rõ ràng đây là cả một bài toán của xã hội: Vì ai? Cho ai? Không phải vì nhà đầu tư mà phải vì cộng đồng. Bởi nghĩ cho cùng kiến trúc là văn hóa” - KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam. |
Hồng Khanh
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội có những khu “đất vàng” bỏ quên nhiều năm của “ông lớn” bất động sản.
(责任编辑:Cúp C1)