游客发表
UBND TP Hà Nội vừa báo cáo Thường trực HĐND thành phố về công tác tổ chức giao thông,ắcđườngvìýthứckébrighton vs man city trông giữ phương tiện và quản lý lòng đường, hè phố, trong đó nêu 5 nguyên nhân cơ bản gây ùn tắc giao thông trên địa bàn: số lượng phương tiện giao thông tăng nhanh dẫn đến quá tải, đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá thiếu đồng bộ, nhiều công trình thi công, mật độ phương tiện tham gia giao thông vượt thiết kế, ý thức của của một bộ phận người dân chưa cao.
Nói về vấn nạn tắc đường nhức nhối suốt một thời gian dài mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, độc giả John Wickcho rằng quan trọng nhất vẫn là ý thức con người: "Nguyên nhân lớn nhất gây ùn tắc giao thông ở ta vẫn là ý thức của người tham gia giao thông. Đặc biệt là những người đi ôtô chiếm hết các làn đường, đỗ xe đúng giờ cao điểm rồi bỏ đi đâu không biết; và những người đi xe máy theo kiểu điền vào chỗ trống, vượt đèn đỏ, chắn chỗ rẽ đèn xanh...
Nhìn sang Đài Loan, họ cũng chật chội, nhiều xe máy như ta, nhưng giao thông rất mượt mà. Vì người ta điều phối giao thông thông minh, và ý thức tuân thủ của người dân rất tốt. Nếu bây giờ Hà Nội, TP HCM và các tỉnh thành khác cũng phạt các hành vi vô ý thức khi tham gia giao thông với mức độ nặng và nghiêm khắc như với nồng độ cồn, thì tôi đảm bảo ùn tắc sẽ giảm tối thiểu 90%".
Đồng quan điểm, Thương Phạmnhận định: "Nhức nhối nhất vẫn là ý thức của người tham gia giao thông. Kể cả người đi ôtô sang vẫn cứ cố vượt một hai giây đèn vàng, nên đến ngã ba, ngã tư là ùn ứ, kẹt cứng. Rồi có những người đi ngược chiều, cố tình rẽ mặc dù có biển cấm, khiến các phương tiện lưu thông đúng phải dừng lại nhường đường... Tất cả những thứ đó khiến giao Việt hỗn loạn. Thiết nghĩ, nếu Việt Nam tăng gấp 10 lần mức phạt hiện tại và có đủ nhân lực để bắt hết những người vi phạm thì có lẽ sẽ đường mới đỡ tắc được phần nào vào các khung giờ cao điểm hơn".
>> Bất lực vì đám đông chạy xe ngược chiều quá đông và hung hãn
Lo ngại trước tình trạng giao thông ở Việt Nam, độc giả Chính Hàcảnh báo: "Lượng phương tiện cá nhân quá nhiều cộng thêm ý thức lái xe của dân còn kém chính là hai nguyên nhân khiến giao thông Việt ì ạch. Hai năm dịch bệnh, nhà nhà người người đua nhau mua ôtô chạy dịch vụ cũng góp phần khiến quá tải giao thông. Theo tôi, nên sớm thu phí vào nội đô càng sớm càng tốt. Tiếp đó, cũng cần nâng cao các dịch vụ phương tiện công cộng. Ví dụ như giảm thuế cho các công ty có nhiều người đi phương tiện công cộng.Tôi bây giờ gần như toàn đi xe buýt, mỗi ngày đi làm nhìn xuống đường thấy cảnh ùn tắc mà phát sợ. Những năm tới sẽ còn khắc nghiệt hơn nhiều nữa nếu chúng ta không làm quyết liệt".
Làm gì để cải thiện thực trạng giao thông ở Việt Nam? Bạn đọc Mr Hanêu quan điểm: "Hà Nội, TP HCM cũng như các thành phố khác cần mở các nút giao để giảm tải các phương tiện lưu thông... Còn nhiều tuyến đường chỉ còn một đoạn ngắn là thông tuyến nhưng các vườn cây hoặc bãi vật liệu, nhà xưởng tạm vẫn án ngữ, nếu chưa rải nhựa được thì chỉ cần san bằng máy xúc để có mặt phẳng thì cũng giải tỏa được khá nhiều.
Hạ tầng chưa đáp ứng kịp với lượng phương tiện tham gia giao thông nên cái quan trọng là ý thức của người lái xe. Rất cần tăng cường truyền thông và đội ngũ tuyên truyền về ý thức tham gia giao thông để giảm ùn tắc và giảm tai nạn xảy ra. Tôi mong mọi người nếu thấy có ùn tắc thì hãy giảm tốc độ ngay từ xa hoặc tạm tránh vào đường khác, chứ đừng cố chen lấn để càng thêm tắc nghẽn".
"Đường sá như hiện nay là quá đủ, tôi đi nhiều nước thấy đường của họ cũng chỉ có vậy, nhưng ít tắc đường. Nếu có tắc, người ta cũng cũng vẫn di chuyển được và nhanh thông. Lý do chỉ có hai, đó là hệ thống tàu điện phát triển giúp giảm tải cho phương tiện cá nhân và ý thức tham gia giao thông của người dân rất tốt. Ở đó, xe cộ xếp hàng đi theo thứ tự chứ không có kiểu tranh nhau vượt và điền vào chỗ trống như ở ta. Ngoài ra, cũng cần giảm lượng xe máy vì phương tiện này càng đông càng khiến giao thông lộn xộn", độc giả Mặt trời bé conkết lại.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接