您的当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Ông Trump chơi rắn, kinh tế TQ lao dốc trầm trọng_ty so laliga 正文

Ông Trump chơi rắn, kinh tế TQ lao dốc trầm trọng_ty so laliga

时间:2025-01-24 04:21:36 来源:网络整理编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Tin thể thao 24H Ông Trump chơi rắn, kinh tế TQ lao dốc trầm trọng_ty so laliga

TheÔngTrumpchơirắnkinhtếTQlaodốctrầmtrọty so laligao các số liệu công bố ngày 14/11, mức tăng trưởng công nghiệp của Trung Quốc sụt mạnh trong tháng 10 do sự suy giảm sản xuất diện rộng.

{keywords}
Các hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc lao đao vì thương chiến. Ảnh: Bloomberg

Cụ thể, sản xuất công nghiệp, thước đo tăng trưởng trong các lĩnh vực như sản xuất, khai khoáng và tiện ích đã giảm từ 5,8% hồi tháng 9 xuống còn 4,7% trong tháng 10. Con số này thấp hơn mức kỳ vọng 5,4% của các chuyên gia phân tích. Trước đó, mức sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 9 đã có dấu hiệu phục hồi từ mức 4,4% của tháng 8, vốn thấp nhất trong vòng 17 năm qua.

Trong một báo cáo khác công bố cùng ngày của Tổng cục thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), các hoạt động đầu tư tài sản cố định, thu mua tư liệu sản xuất, bất động sản và cơ sở hạ tầng của nước này tăng 5,2% trong 10 tháng đầu năm 2019, dưới mức kỳ vọng 5,4% của giới quan sát và giảm so với mức 5,4% đã đạt được hồi tháng 9. Đây cũng là con số tăng trưởng thấp nhất kể từ khi nhà chức trách bắt đầu thống kê chỉ số này vào tháng 11/1999.

Doanh số bán lẻ, một chỉ số chính về tiêu dùng tại cường quốc đông dân nhất thế giới, tăng 7,2% trong tháng 10, thấp nhất về tốc độ tăng trưởng tính theo từng tháng kể từ tháng 4 năm nay.

{keywords}
Mức tăng sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tính theo tháng. Ảnh: SCMP

Các dữ liệu khác của tháng 10 phản ánh một số yếu tố ổn định trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng chúng cũng đồng thời ám chỉ Trung Quốc sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.

Theo báo Shanghaiist, ngoài tình trạng suy giảm sản xuất, sự sụt giảm về đầu tư cũng sẽ trở thành mối quan ngại thực sự đối với các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh.

Chiến tranh thương mại với Mỹ đã ảnh hưởg đáng kể đến nền kinh tế Trung Quốc. Xuất khẩu giảm 0,9% trong tháng 10 dù vẫn tốt hơn mức suy giảm 3,2% hồi tháng 9. Nhập khẩu cũng cao hơn kỳ vọng của giới phân tích, với mức giảm là 6,4% nhưng con số này cũng đánh dấu sự sụt giảm nhập khẩu tháng thứ 9 liên tiếp của Trung Quốc.

Tuy nhiên, giới phân tích từ lâu đã cho rằng, các ảnh hưởng lớn nhất của thương chiến sẽ là trong lĩnh vực đầu tư. Các công ty hiện dường như kìm hãm việc thực hiện các giao dịch lớn khi nền kinh tế Trung Quốc đang thấm đòn đau từ các biện pháp tăng thuế của Tổng thống Mỹ Trump.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong tháng 10 là 4,2%, giảm so với mức 4,5% trong tháng trước đó. Đầu tư sản xuất thực tế đã tăng lên 2,6% từ mức 2,5% hồi tháng 9. Song, với việc đầu tư cơ sở hạ tầng là thành tố lớn nhất, mức tăng như trên chưa đủ để ngăn chặn đà suy thoái.

{keywords}
Các hoạt động đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc cũng đang trên đà giảm sút. Ảnh: NBS

Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 14/11, phát ngôn viên NBC tuyên bố, các khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc bắt nguồn từ "sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế toàn cầu" và "những bất ổn tương đối lớn hơn bên ngoài".

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng phát từ tháng 7/2018 đã khiến các nhà sản xuất Trung Quốc hứng chịu tổn thất nghiêm trọng, với giá hàng hóa thấp hơn và mất nhiều thị phần xuất khẩu sang Mỹ.

Thương chiến cũng đóng vai trò như lực cản về niềm tin, đồng nghĩa việc đầu tư tài sản cố định sẽ giảm. Trong nhiều năm qua, những khoản đầu tư này từng là một trong những động lực chính cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Song, hiện tại tình hình đã thay đổi.

Áp lực với Bắc Kinh hiện nay là phải đảm bảo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không giảm xuống dưới mức 6 - 6,5% đã đặt ra cho cả năm 2019. Các nhà phân tích tin, năm tới sẽ còn tồi tệ hơn.

Tại một cuộc họp với các chuyên gia kinh tế và nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh ngày 12/11, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thừa nhận những thách thức mà nền kinh tế nước này phải đối mặt. "Môi trường bên ngoài hiện đã trở nên phức tạp và khắc nghiệt hơn, với áp lực suy giảm gia tăng đối với nền kinh tế trong nước, giá thịt lợn và các mặt hàng khác leo thang nhanh chóng trong khi khó khăn trong các hoạt động kinh doanh của các công ty cũng ngày càng tăng", ông Lý nói.

Bắc Kinh dự kiến sắp ký kết một thỏa thuận thương mại nhỏ với chính quyền ông Trump nhằm tháo gỡ thế bế tắc hiện tại. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia cho rằng, thỏa thuận một phần này nhiều khả năng chưa thể giúp chấm dứt thương chiến giữa hai nước trong nay mai.

Tuấn Anh