TheìnhtrạngônhiễmkhôngkhíởHàNộiTPHCMcóthểtồitệhơngấtỉ lệ kèo 88.como Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều khu vực trên thế giới, khi có ít nhất 7 triệu người tử vong sớm mỗi năm do nguyên nhân này.
Trong đó hoạt động giao thông vận tải là nguồn chính gây khói mù đô thị và suy thoái môi trường.
Tại Tọa đàm "Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới", các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, đã cùng nhau chia sẻ những phát hiện mới, cũng như kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các đô thị lớn.
Sự kiện là phiên thảo luận thứ 3 trong chuỗi tọa đàm "Khoa học vì cuộc sống" nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024.
Đánh giá bức tranh tổng thể về ô nhiễm không khí tại Việt Nam, PGS TS Hồ Quốc Bằng, Viện trưởng Viện phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TPHCM, cho biết, giao thông được xác định là nguồn phát thải lớn nhất tại các thành phố lớn, như Hà Nội, TPHCM.
Trích dẫn kết quả nghiên cứu vào năm 2022, vị chuyên gia này cho biết theo kiểm kê phát thải dựa trên mô hình emisen, Hà Nội có tỉ lệ phát thải giao thông cao nhất cả nước.
Cụ thể, TP Hà Nội, với dân số khoảng 8,5 triệu người và hơn 6 triệu xe máy cùng 690.000 ô tô, cung cấp nguồn phát thải từ giao thông chiếm 87% NOx, 92% CO, 57% SO2, 86% NMVOC, 96% CH4 và 74% bụi mịn PM2.5.
Trong đó, các hoạt động công nghiệp đóng góp 39% SO2 trong tổng lượng phát thải của Hà Nội.
Đối với TPHCM, với dân số hơn 9 triệu người và 7,4 triệu xe máy, nguồn phát thải từ giao thông cũng chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là CO (97,8%), bụi mịn PM2.5 (18%) và NOx.
Không chỉ vậy, theo PGS Hồ Quốc Bằng, Việt Nam còn đối mặt với các thách thức từ các nguồn ô nhiễm khác như tập quán đốt rơm rạ, các chất thải nông nghiệp, phát thải từ vận tải biển...
Đáng chú ý, yếu tố thời tiết cũng làm phức tạp hơn tình tình ô nhiễm không khí. Đây là lý do mà tại sao ở Hà Nội thường xảy ra hiện tượng bụi mờ vào sáng sớm hoặc khi vào mùa đông hơn so với TPHCM.
PGS Hồ Quốc Bằng lý giải, hiện tượng này xảy ra do một lớp "đệm" nhiệt vô hình, đã giữ chất thải ô nhiễm mắc kẹt ở sát mặt đất, thay vì được giải phóng lên các tầng cao hơn.
Theo GS Yafang Cheng, Viện nghiên cứu Hóa học Max Planck (Đức), tác nhân chịu trách nhiệm chính cho sự hình thành nên hiện tượng bụi mờ đô thị (hay mù quang hóa) là các hạt aerosol và muội than.
Trong đó, aerosol được hình thành từ các hạt bụi mịn, kích hoạt phản ứng quang hóa, tạo ra hiện tượng ô nhiễm vô cùng phức tạp, đã góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong, ước tính gây ra 9 triệu ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2019.
So sánh với tổng số người tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu là khoảng 7 triệu người, GS Yafang Cheng cho rằng tình trạng ô nhiễm không khí trên toàn cầu đang thực sự đáng báo động.
GS Yafang Cheng cảnh báo rằng trong những năm tới, tình trạng khí quyển này có thể trầm trọng hơn gấp 3-4 lần, do ảnh hưởng từ các yếu tố như bức xạ nhiệt theo mùa, biến đổi khí hậu, lượng carbon đen trong không khí...
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, PGS Hồ Quốc Bằng cho rằng, với nguồn kinh phí còn hạn hẹp, Việt Nam có thể xây dựng các trạm quan trắc chi phí thấp, sau đó kết hợp với trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ cảnh báo, dự báo chất lượng không khí cho người dân.
"Mục đích của các trạm này là cảnh báo sớm tới người dân, từ 24 đến 48 giờ trước khi tình hình không khí xấu đi, để người dân có phương án phòng tránh, tự bảo vệ sức khỏe", vị chuyên gia cho hay.
Ngoài ra, cần sớm xây dựng, đưa vào hoạt động các vùng phát thải thấp (LEZ) tại các thành phố có lưu lượng giao thông dày đặc như Hà Nội, TPHCM, nhằm giảm phát thải ở các khu vực đã bị ô nhiễm.
Theo PGS Hồ Quốc Bằng, trước hết cần dựa trên cơ sở khoa học để xây dựng bản đồ phân vùng sa thải khí thải của từng khu vực, rồi sau đó khoanh vùng để triển khai mô hình một cách hiệu quả hơn.
Chia sẻ bài học kinh nghiệm từ TP Bắc Kinh (Trung Quốc), GS Yafang Cheng, cho biết từ năm 2015, chính quyền Trung Quốc đã kêu gọi, khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng những loại như khí tự nhiên "sạch" hơn, thân thiện hơn với môi trường.
Theo GS Yafang Cheng, vấn đề ô nhiễm không khí chịu tác động rất lớn từ thói quen và ý thức của mỗi người dân.
Do đó, cần đẩy mạnh những chiến dịch truyền thông, giáo dục để thay đổi tư duy, giúp mọi người có thể hiểu rằng họ nên làm gì, và làm thế nào để nâng cao chất lượng không khí.
Bên cạnh đó, việc tăng cường sử dụng các loại xe điện cũng giảm bớt quá trình phát thải, mà vẫn đảm bảo phát triển kinh tế, sản xuất.
GS Daniel Kammen, Đại học California, Berkeley (Mỹ), cũng đánh giá cao vai trò của xe điện trong việc giảm bớt tác động của ô nhiễm không khí.
Vị chuyên gia này cho rằng, các quốc gia cần đẩy mạnh hơn nữa việc sản xuất xe điện, cũng như tạo các hành lang pháp lý cho xe điện phát triển, nhằm tăng cơ hội tiếp cận xe điện cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp.
Điều này không chỉ góp phần bảo vệ cho tương lai của khí hậu mà còn đảm bảo cho bình đẳng xã hội.
Tuần lễ Khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4/12 đến 7/12 tại Hà Nội.
Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí và nghiên cứu môi trường… Tâm điểm của chuỗi sự kiện là Lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống.
Bước sang năm thứ 4, Tuần lễ Khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture ghi dấu ấn là một trong những sự kiện thường niên tâm điểm được đón chờ nhất của giới khoa học công nghệ toàn cầu.
顶: 45917踩: 1
评论专区