Bên cạnh việc xuất hiện nhiều mô hình hay,ắnhọctậpvàlàmtheoBácvớixâydựngchỉnhđốnĐảkèo cadiz cách làm mới trong việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, thời gian qua, một số cấp ủy chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát việc “làm theo Bác”; công tác tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên và công nhân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước chưa thật sự hiệu quả… Đây là những hạn chế được Bộ phận giúp việc Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của tỉnh nêu rõ trong một hội nghị sơ kết mới đây. Cán bộ tư pháp - hộ tịch phường An Bình, TX.Dĩ An tiếp nhận hồ sơ của người dân Ảnh:H.VĂN Nhiều mô hình tốt, cách làm hay Theo báo cáo của Bộ phận giúp việc Thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW tỉnh, từ đầu năm đến nay, bên cạnh việc duy trì thực hiện các mô hình tốt, các địa phương, đơn vị tiếp tục tập trung xây dựng nhiều cách làm hay nổi bật, mang lại kết quả thiết thực. Tiêu biểu như “Nụ cười công sở” của Thị ủy Tân Uyên, “Góc học tập theo gương Bác” của Thành ủy Thủ Dầu Một, “Công sở thân thiện hiệu quả” và “Nụ cười tiếp dân” của Đảng ủy khối Các cơ quan tỉnh… Đặc biệt, từ kinh nghiệm mô hình “Gần dân, sát dân” của Thị ủy Bến Cát, đến nay đã có 3/16 đơn vị triển khai mô hình trên. Cụ thể TX.Dĩ An triển khai xây dựng và thực hiện mô hình “Gần dân, sát dân và giúp dân” bằng những việc làm thiết thực, cụ thể thông qua việc giúp dân giải quyết những vấn đề bức xúc; trang bị lắp đặt bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan hành chính ở địa phương. Việc nhân rộng mô hình “Nụ cười công sở” của TX.Tân Uyên đã đem lại kết quả tốt trong giao tiếp, xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa cán bộ, đảng viên với người dân… Ông Trần Văn Hợp, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy Dĩ An, cho biết từ khi triển khai mô hình “Gần dân, sát dân và giúp dân”, người dân rất đồng tình. Cũng nhờ sự gần gũi của cán bộ, đảng viên, giải quyết những vấn đề bức xúc của dân, nhiều công trình trọng điểm từng vướng giải tỏa đền bù đã được tháo gỡ… Từ sự lan tỏa của các mô hình đã xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt việc tốt trong xây dựng khu phố, ấp văn hóa, nhất là trong công tác xã hội - từ thiện. Từ đó, nhiều mảnh đời bất hạnh đã có điểm tựa để vươn lên, nhiều em học sinh nghèo tiếp tục được cắp sách đến trường. Khắc phục hạn chế Bên cạnh những mặt làm được, Bộ phận giúp việc Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW cũng mạnh dạn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW đạt hiệu quả cao trong thời gian tới. Cụ thể, một số cấp ủy chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát việc “làm theo Bác”; công tác tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên và công nhân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước còn hạn chế, chủ yếu lồng ghép trong các buổi triển khai văn bản luật, chính sách mới… Một số cơ quan, địa phương, đơn vị chưa có sơ, tổng kết rút kinh nghiệm để nâng lên thành mô hình và nhân rộng ở địa phương, đơn vị nhằm tạo sức lan tỏa từ những gương điển hình tiên tiến trong “làm theo Bác”. Ông Bạch Văn Nhân, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Bàu Bàng cho biết, tính đến nay, toàn huyện có trên 70 mô hình học tập và làm theo Bác. Đặc biệt mô hình “Gần dân, sát dân” hiện nay được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhân rộng ra toàn tỉnh vốn xuất phát từ xã Cây Trường. Qua thực hiện mô hình cán bộ gần gũi nhân dân, lắng nghe tâm tư tình cảm của nhân dân và kịp thời giải quyết những bức xúc của nhân dân, cũng như tuyên truyền, vận động, định hướng tư tưởng cho nhân dân. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, số lượng mô hình nhiều nhưng những mô hình thật sự hiệu quả, thiết thực, có sức lan tỏa vẫn còn khiêm tốn. Theo ông Nguyễn Minh Giao, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng bộ phận giúp việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW tỉnh nhấn mạnh, trong thời gian tới, Bộ phận giúp việc các cấp ủy cần xác định việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Cần gắn việc học tập và làm theo Bác với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước; đẩy mạnh hơn nữa các hình thức tuyên truyền nhằm giáo dục, khơi gợi tinh thần tự giác trong việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, lối sống của mỗi người, đặc biệt là cán bộ, đảng viên. “Học tập và làm theo Bác” phải trở thành việc làm thường xuyên và nhu cầu cần thiết của mỗi tập thể, cá nhân, góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức cho mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội; đẩy lùi tiêu cực, phát huy yếu tố tích cực để xã hội lành mạnh và phát triển tốt đẹp hơn; đồng thời phát hiện, nuôi dưỡng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến từ các hoạt động thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị. THU THẢO |