您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Gợi ý trả lời 5 câu hỏi phỏng vấn khó nhằn_ket qua viking 正文

Gợi ý trả lời 5 câu hỏi phỏng vấn khó nhằn_ket qua viking

时间:2025-01-17 05:00:58 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Gợi ý trả lời 5 câu hỏi phỏng vấn khó nhằn_ket qua viking

Câu hỏi mở là những câu hỏi đòi hỏi ứng viên đưa ra lời giải thích chi tiết. Những câu hỏi không chỉ tiết lộ kinh nghiệm,ợiýtrảlờicâuhỏiphỏngvấnkhónhằket qua viking trình độ mà cả cá tính và quá trình suy nghĩ của ứng viên. Qua đó ứng viên có thể phù hợp hoặc không phù hợp cho vị trí đang phỏng vấn.

anh 1.jpg
Hãy sẵn sàng cho những câu hỏi mở trong cuộc phỏng vấn. Nguồn: Freepik

Không có câu trả lời đúng cho các câu hỏi mở, nên việc trả lời tuy khó mà cũng dễ vì bạn có thể linh hoạt trong cách tiếp cận câu hỏi. Một câu trả lời khó đoán nhưng hợp tình hợp lý đôi khi còn được kỳ vọng hơn một câu trả lời chung chung, dễ đoán.

Bạn có thể giới thiệu qua về bản thân không?

Đừng hiểu lầm rằng đây là yêu cầu rút gọn CV của bạn qua vài câu nói. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong nhìn thấy khả năng tự đánh giá bản thân của ứng viên. Hãy mô tả đặc thù tích cực nhất của bạn và cách bạn áp dụng nó ở nơi làm việc.

Ví dụ: Tôi luôn là người lập kế hoạch và giải quyết các tác vụ xuất sắc trong nhóm. Tôi đặt mục tiêu cho bản thân và thúc đẩy các thành viên khác hoàn thành đồng đều nếu có thể. Nếu tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình sớm, tôi sẽ giúp đỡ đồng nghiệp. Tôi cũng cố gắng dành thời gian để trả lời các câu hỏi, đặc biệt là từ các thành viên mới. Tôi tin rằng làm việc theo nhóm giúp tạo ra kết quả tốt hơn, tối ưu hơn.

Kể cả trong trường hợp nhà tuyển dụng không kỳ vọng gì ngoài một vài lời giới thiệu bản thân chung chung, thì câu trả lời trên cũng khiến họ ấn tượng, và hiểu được rằng trước mặt là một ứng viên rành mạch, hiểu rõ giá trị bản thân, và họ cần phải chú ý.

Cho tôi biết điều gì đó về bản thân bạn mà không có trong CV

Nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến kỹ năng và trình độ mà còn muốn xem cá tính của bạn có phù hợp với văn hóa công ty không. Câu trả lời của bạn có thể mở ra những cơ hội mà bạn không nghĩ đến. Hãy chia sẻ điểm mạnh và bất kỳ sở thích cá nhân nào liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển.

Ví dụ: Từng làm đại lý bán lẻ, tôi thích việc nhìn thấy thành công của mình thông qua doanh số. Tôi đặt mục tiêu cho bản thân là phải bán được ít nhất 50 sản phẩm/tuần và tìm cách lũy tiến nó. Nhờ vậy, doanh thu chi nhánh ngày càng tăng và tôi đã được ghi nhận là đại lý xuất sắc. Tôi tin rằng công ty của bạn có sản phẩm tốt nhất trên thị trường và tôi muốn tiếp tục phát triển kỹ năng bán hàng của mình.

anh 2.jpg
 Ứng viên phù hợp là người có khả năng hòa hợp với văn hóa công ty. Nguồn: Freepik

Điều gì khiến bạn nghĩ là mình phù hợp cho công việc này?

Hãy áp dụng những gì bạn đã tìm hiểu được về công ty trước khi đến phỏng vấn: khẩu hiệu, sứ mệnh, mục tiêu… cũng như các kỳ vọng của họ với nhân viên. Nếu bạn từng thể hiện những phẩm chất liên quan và mang lại đóng góp hữu hình ở công ty cũ thì đừng ngại lấy ra làm ví dụ.

Ví dụ: Từ những gì tôi tìm hiểu, công ty bạn có quy mô và bộ máy làm việc tuyệt vời và cần những nhân viên có thể quản lý vận hành. Tại công ty X mà tôi từng làm việc, kinh nghiệm của tôi đã mang lại thành công cho dự án Y từ việc sắp xếp nhân viên cho đến vận hành dự án và mang lại lợi nhuận Z. Tôi hy vọng tôi có thể áp dụng các kỹ năng đó trong vị trí mới này.

Bạn muốn thấy mình như thế nào trong 5 năm tới?

Có các mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng cho thấy bạn là một nhân sự năng động, mà đóng góp cho công ty có thể gia tăng song song với sự phát triển sự nghiệp. Hãy xem liệu công ty có vị trí nào khả dĩ trong 5 năm tới hay không, sau đó mô tả cách bạn dự định đạt được mục tiêu đó.

Ví dụ: Tôi mong muốn sẽ ở vị trí quản lý cấp trung tại công ty sau 5 năm. Tôi cũng sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực phát triển sản phẩm, nếu được sự ủng hộ của cấp trên. Tôi đang luyện tập các kỹ năng lãnh đạo và nghiên cứu mà tôi tin đây là môi trường lý tưởng để phát triển sự nghiệp.

Tại sao bạn lại rời bỏ công việc hiện tại?

Nhiều nhà tuyển dụng sẽ tò mò muốn biết tại sao bạn lại tìm kiếm một công việc mới. Bất kể lý do bạn rời khỏi công việc hiện tại hay trước đây, hãy đảm bảo đưa ra phản hồi tích cực về sếp cũ và đồng nghiệp của bạn. Bạn nên trả lời đơn giản, giải thích ngắn gọn lý do rời đi của bạn. 

Ví dụ: Sau một vài năm làm việc ở đó, tôi cảm thấy rằng tôi đã đạt được tất cả những gì có thể ở vị trí đó: quản lý các nhóm và đạt doanh số đề ra. Nhưng tôi muốn có thêm cơ hội để làm mới phương thức bán hàng nên sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm ở đó, tôi nghĩ đã đến lúc phải thay đổi môi trường.

(Nguồn: CareerViet)