Xintrân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ nhân chuyến thămcấp Nhà nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Ấn Độ từ ngày 19 đến 22-11:
Ngày20 tháng 11 năm 2013
1. Nhậnlời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ,ênbốchungViệlich thi đau bong da y Tiến sỹ Manmohan Singh, Tổng Bí thưBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm cấpNhà nước tới Ấn Độ từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 11 năm 2013.
2. TổngBí thư đã hội kiến với Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, Phó Tổng thống ShriHamid Ansari và Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar. Thủ tướng Mamonhan Singh đã hộiđàm và chiêu đãi trọng thể Tổng Bí thư. Bộ trưởng Ngoại giao Salman Khurshid vàLãnh đạo một số chính đảng ở Ấn Độ đã gặp Tổng Bí thư. Lễ đón chính thức TổngBí thư đã diễn ra tại Phủ Tổng thống, Tổng Bí thư đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệmMahatma Gandhi ở Rajghat.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngvà Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ Manmohan Singh gặp gỡ báo chí sau khi kết thúc hộiđàm
3. TổngBí thư thăm thành phố Mumbai, hội kiến với Thống đốc bang Maharashtra và gặp gỡcộng đồng doanh nghiệp Ấn Độ.
4. Hainhà lãnh đạo nhấn mạnh Việt Nam và Ấn Độ có những mục tiêu chung về tăng trưởngvà phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và khẳng định cùng có một tầmnhìn đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng ghi nhậnhai quốc gia đều phải đối diện với những thách thức giống nhau do suy thoáikinh tế toàn cầu, các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và các vấn đề khác quốctế khác. Thủ tướng nhắc lại Việt Nam là trụ cột trong chính sách Hướng Đông củaẤn Độ; điều này cũng nhận được sự nhất trí của Tổng Bí thư. Hai nhà lãnh đạomong muốn Ấn Độ có vai trò tích cực hơn ở khu vực và trên trường quốc tế.
5. Hainhà lãnh đạo nhắc lại những đóng góp to lớn của cố Thủ tướng Jawaharlal Nehruvà Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ,mối quan hệ đó đã được các thế hệ lãnh đạo hai nước gìn giữ và vun đắp; bày tỏhài lòng đối với các cuộc tham vấn thường xuyên ở tất cả các cấp, điều này đãgiúp củng cố và mở rộng mối quan hệ song phương.
6. Hainhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về thành công của “Năm Hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ2012” và cũng là dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ và kỷniệm 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước. Nhiều sự kiện đãđược tổ chức ở hai nước nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân hai nước về mốiliên hệ giữa các nền văn minh Việt Nam và Ấn Độ và phạm vi hợp tác giữa hai nướctrong thế giới đương đại.
7. Hainhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ đã được thử tháchqua thời gian, với lợi ích chung, tin cậy lẫn nhau và hợp tác nhiều mặt. Về lợiích chiến lược, hai bên nhất trí tăng cường và làm sâu sắc quan hệ đối tác chiếnlược giữa hai nước. Điều này sẽ góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ởkhu vực Châu Á - Thái Bình Dương và rộng lớn hơn.
Cam kết chiến lược
8. Cácchuyến thăm cấp cao gần đây của Tổng thống Ấn Độ năm 2008, Phó Tổng thống năm2013, Thủ tướng năm 2010 và Chủ tịch Hạ viện năm 2011; Chủ tịch nước Việt Namnăm 2011, Phó Chủ tịch nước năm 2009, Chủ tịch Quốc hội năm 2010 và Thủ tướngChính phủ năm 2012 đã phản ánh tầm quan trọng đối với việc tăng cường mối quanhệ song phương. Hai nhà lãnh đạo quyết định tăng cường các cuộc trao đổi chínhtrị cấp cao bằng việc thúc đẩy các chuyến thăm và các cuộc gặp gỡ song phươngbên lề các sự kiện khu vực và đa phương.
9. Hainhà lãnh đạo hoan nghênh những kết quả và Kế hoạch Hành động đã được thông quatại cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 15 tại New Dehli ngày 11 tháng 7 năm 2013và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các cơ chế song phương hiện có nhằmcủng cố và mở rộng mối quan hệ song phương hiện nay.
10. Hainhà lãnh đạo hoan nghênh quyết định thực hiện trao đổi đoàn hàng năm theo “Chươngtrình Khách quý” giữa Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam nhằm tăng cường hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhautrên các lĩnh vực quản trị, chính sách công, thách thức đối với phát triển và vấnđề tăng trưởng kinh tế.
11. Hainhà lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác quốc phòng đã trở thành trụ cột quan trọng củaquan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thườngxuyên tiến hành đối thoại quốc phòng, huấn luyện, tập trận, tầu Hải quân và Cảnhsát biển thăm viếng lẫn nhau, nâng cao năng lực, trao đổi các cố vấn và giao lưugiữa các cơ quan liên quan của hai nước những năm gần đây. Việc sử dụng khoảntín dụng trong lĩnh vực quốc phòng giúp tăng cường hợp tác quốc phòng. Hai nhàlãnh đạo đề nghị hai bên tiếp tục trao đổi về các điều khoản của khoản tín dụng100 triệu USD trong lĩnh vực quốc phòng để tạo thêm động lực cho sự hợp tác sẵncó này. Hai bên hoan nghênh việc ký Thỏa thuận về Bảo vệ Tương hỗ đối với Traođổi Thông tin mật và Biên bản ghi nhớ hiện đang được triển khai về đào tạo sỹquan hải quân và không quân Việt Nam.
12. Hainhà lãnh đạo khẳng định mong muốn và quyết tâm hợp tác nhằm duy trì hòa bình, ổnđịnh, phát triển và thịnh vượng ở Châu Á; nhất trí cho rằng tự do hàng hải ở BiểnĐông không nên bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụngvũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp thông qua các biệnpháp hòa bình theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộngrãi, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hai nhà lãnh đạocũng hoan nghênh các cam kết chung của các bên liên quan về việc tuân thủ và thựchiện Tuyên bố ứng xử của các Bên liên quan ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và sớmthông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận.Hai nhà lãnh đạo kêu gọi hợp tác trong việc đảm bảo an ninh các tuyến đường biển,an ninh hàng hải, chống cướp biển và tiến hành các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.
13. Hainhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng hợp tác giữa hai bên đã được tăng cường trong lĩnhvực an ninh và thực thi pháp luật. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc ký Hiệp địnhvề Chuyển giao Người bị kết án tù; hoan nghênh việc Hiệp định Dẫn độ giữa hai nướcbắt đầu có hiệu lực; chỉ đạo các cơ quan liên quan hai nước tập trung vào việcchia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong đấu tranh chống tội phạm có tổ chức,buôn bán vũ khí trái phép và buôn bán ma túy. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việcký Biên bản thỏa thuận về việc thành lập Phòng thí nghiệm phục hồi dữ liệu điệntử Indira Ghandi tại Hà Nội và đề nghị hai bên thúc đẩy để dự án sớm đi vào hoạtđộng. Phía Ấn Độ nhất trí tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo, nâng caonăng lực và hiện đại hóa cho lực lượng Cảnh sát Việt Nam .
14. Hainhà lãnh đạo lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và quyết tâmtăng cường hợp tác nhằm ngăn chặn hiểm họa này một cách toàn diện. Hai bên cũngnhất trí hợp tác chặt chẽ để sớm hoàn thiện Công ước Toàn diện về Khủng bố Quốctế mà Ấn Độ đã trình dự thảo tại Liên Hợp quốc.
15. Hainhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hợp tác để đối phó hiệu quả các hiểm họaan ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh nănglượng, HIV/AIDS và các dịch bệnh.
16. Hainhà lãnh đạo quyết định mở rộng hợp tác song phương trên các lĩnh vực như côngnghệ vũ trụ, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn và ứng phó vớithiên tai, dự báo thời tiết, khoa học và công nghệ biển, thủy văn, khí tượng học,công nghệ na-nô và hợp tác hạt nhân dân sự. Hai nhà lãnh đạo nhất trí đề nghịcác cơ quan liên quan hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ để sớm hoàn tất dự ánthành lập Trung tâm theo dõi và tiếp nhận dữ liệu vệ tinh tại Thành phố Hồ ChíMinh trong khuôn khổ Hợp tác ASEAN - Ấn Độ và nhất trí cho rằng hai bên sẽ tiếptục tìm kiếm những lĩnh vực hợp tác mới nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phươngnhư việc Việt Nam phóng vệ tinh sử dụng tên lửa đẩy của Ấn Độ và hỗ trợ việcthành lập trung tâm quan sát trái đất tại Việt Nam.
Quan hệ Đối tác Kinh tế
17. Hainhà lãnh đạo nhất trí nâng quan hệ đối tác kinh tế trở thành một trong những nộidung chính của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo hoannghênh kết quả cuộc họp lần thứ nhất Tiểu ban Hợp tác Thương mại tổ chức ngày18/11/2013 tại New Delhi và bày tỏ hài lòng về sự tăng trưởng ổn định của thươngmại song phương hướng tới mục tiêu 7 tỉ đô la Mỹ vào năm 2015. Hai bên nhất trítạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng thương mại song phương lên 15 tỉ đô la Mỹ vàonăm 2020 và thúc đẩy đầu tư giữa hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực như giáodục, cơ sở hạ tầng, dầu khí, năng lượng, năng lượng mới và năng lượng tái tạo,nông nghiệp, dệt, công nghệ thông tin và dược. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí hợptác sớm triển khai Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ trong các ngành dịchvụ và đầu tư nhằm phát triển hơn nữa dựa trên động lực từ Hiệp định thương mạitự do ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực hàng hóa. Hai bên cũng nhất trí hợp tác sớmthực hiện Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm hỗ trợ Ấn Độ hội nhậpvào Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
18.Phía Việt Nam hoan nghênh các dự án đầu tư mới của các công ty Ấn Độ trong cácdự án thượng nguồn và hạ nguồn dầu khí ở Việt Nam . Hai nhà lãnh đạo tỏ hàilòng rằng Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam đã ưu tiên giới thiệu cho Ấn Độ diệntích thăm dò và khai thác dầu khí mới.
19. Haibên hoan nghênh và cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở các văn phòngđại diện của ngân hàng thương mại nước này tại nước kia, theo quy định của nướcsở tại, phù hợp với nguyên tắc thương mại quốc tế đa phương và các cam kết songphương.
20. Hainhà lãnh đạo khuyến khích sự hợp tác của khu vực tư nhân của hai nước và khẳngđịnh sự hỗ trợ của khu vực này đối với Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độvà hoạt động của phòng thương mại công nghiệp của hai nước. Phía Việt Nam cũngnhất trí hỗ trợ tích cực “Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ”.
21. Hainhà lãnh đạo hoan nghênh và ủng hộ việc giới thiệu Tập đoàn Tata tham gia làmnhà thầu của Dự án Nhiệt điện Long Phú 2 công suất 1200 MW. Đây là dự án đầu tưlớn nhất của Ấn Độ tại Việt Nam và sẽ là dự án tiên phong nhằm kích thích dòngđầu tư lớn hơn từ Ấn Độ.
22. Hainhà lãnh đạo quyết định tăng cường sự kết nối giữa Việt Nam và Ấn Độ về vận tảimặt đất, đường biển và đường không. Hai bên hoan nghênh việc ký kết Hiệp định Vậnchuyển Hàng không nhằm thúc đẩy hợp tác trong ngành hàng không dân dụng; hoannghênh việc ký kết Hiệp định Vận tải biển và đề xuất khởi động việc đàm phánchính thức về hiệp định vận tải tiểu khu vực giữa Ấn Độ và các nước CLMV. Hainhà lãnh đạo đánh giá cao tầm quan trọng của việc mở rộng kết nối đường bộ giữaViệt Nam và Ấn Độ và hoan nghênh đề nghị của Ấn Độ tiến hành thảo luận các yêucầu về hạ tầng cơ sở mềm nhằm tạo sự thông suốt cho hàng hóa dịch vụ qua cáchành lang kinh tế và khởi động đàm phán về Hiệp định Vận tải Quá cảnh ASEAN - ẤnĐộ (AITTA), dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2015.
23.Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của các dự án đối tác pháttriển và nâng cao năng lực như thành lập một Trung tâm Đào tạo Công nghệ Thôngtin và tiếng Anh ở Học viện Quốc phòng Việt Nam ở Hà Nội, Trung tâm Đào tạo nghềở thành phố Hồ Chí Minh và đưa vào hoạt động “Trung tâm tính toán hiệu năngcao” tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Hai bên cũng nhất trí xúc tiến các dự án mớitrong gói tín dụng của Ấn Độ. Phía Việt Nam cũng hoan nghênh việc thành lập Quỹcác Dự án quy mô nhỏ, hiệu quả nhanh trong đó Ấn Độ sẽ hỗ trợ các dự án thiếtthực nhằm phục vụ kịp thời lợi ích của người dân địa phương trong các lĩnh vựcnhư giáo dục, y tế, vệ sinh và phát triển cộng đồng.
24. Hainhà lãnh đạo ghi nhận sự hợp tác mạnh mẽ giữa hai nước trong lĩnh vực nông nghiệpvà các lĩnh vực liên quan và nhất trí làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác nghiên cứuvà phát triển trong nông nghiệp, nghề cá, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và sảnxuất bơ sữa. Hai nhà lãnh đạo đề nghị hai bên sớm tổ chức Hội nghị Việt Nam - ẤnĐộ về Nông nghiệp giữa Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và Hội đồngNghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) và nhấn mạnh tiềm năng hợp tác to lớn nữagiữa hai bên. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc Việt Nam hợp tác thành lậptrang trại nuôi cá tra ở Ấn Độ; nhất trí thúc đẩy nghiên cứu và trao đổi thôngtin về Hội chứng tôm chết sớm trong ngành nuôi tôm.
25. Hainhà lãnh đạo tỏ hài lòng về việc ký kết Chương trình Hợp tác trong lĩnh vựcKhoa học và công nghệ giai đoạn 2013-2014. Hai bên cũng hoan nghênh Chươngtrình Hợp tác giữa Bộ Khoa học-công nghệ Việt Nam và Cục Công nghệ sinh học ẤnĐộ.
Văn hóa và giao lưu nhân dân
26. Hainhà lãnh đạo nhất trí tăng cường giao lưu hữu nghị, giao lưu nhân dân và hợptác trong các lĩnh vực văn hóa, khảo cổ học, bảo tồn, khoa học bảo tàng, du lịch,y tế công cộng, thể thao, giáo dục và truyền thông; hoan nghênh việc lập quan hệkết nghĩa giữa thành phố Mumbai và thành phố Hồ Chí Minh. Phía Việt Nam hoannghênh quyết định mở Trung tâm Văn hóa Ấn Độ tại Hà Nội nhằm thúc đẩy giao lưugiữa các nghệ sĩ và đoàn nghệ thuật hai nước, tổ chức các liên hoan phim, giaolưu giữa thanh niên và các hoạt động văn hóa khác.
27. Hainhà lãnh đạo nhất trí đề nghị hai nước sớm ký kết Bản ghi nhớ về Bảo tồn vàtrùng tu Tháp Chàm do Cục Điều tra Khảo cổ học Ấn Độ tài trợ tại Khu di tích MỹSơn ở Việt Nam .
28. Hainhà lãnh đạo tỏ hài lòng về kết quả cuộc họp lần thứ hai Nhóm Công tác ChungGiao lưu Giáo dục về sự hợp tác giữa các trường đại học và viện nghiên cứu, đặcbiệt là đề xuất giới thiệu bộ giáo trình của Ủy ban Quốc gia về Giáo dục Trunghọc (CBSE) Ấn Độ tại các trường học của Việt Nam.
Hợp tác tại các diễn đàn khuvực và quốc tế
29. Hainhà lãnh đạo đánh giá cao vai trò ngày càng tăng của hai nước trong các vấn đềkhu vực và nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốctế, đặc biệt ở ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN(ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Hàng hảiASEAN Mở rộng (EAMF), Hội nghị Á-Âu (ASEM), Hợp tác Mê-công – Sông Hằng (MGC),Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên Hợp quốc và Phong trào Không Liên kết.Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước phù hợp với nguyệnvọng và ý chí của hai bên nhằm cùng nhau hướng tới hòa bình, thịnh vượng và ổnđịnh trong khu vực và thế giới.
30. ẤnĐộ bày tỏ đánh giá cao việc Việt Nam tiếp tục ủng hộ Ấn Độ trở thành Ủy viên thườngtrực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc mở rộng. Phía Ấn Độ khẳng định ủng hộ ViệtNam ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ2020-2021 và phía Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ có đi có lại đối với việc Ấn Độ ứngcử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ tiếptheo. Việt Nam cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Ấn Độ trở thành thành viên Hộiđồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2015-2017. Phía Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ của ẤnĐộ đối với việc Việt Nam nộp hồ sơ làm thành viên Tổ chức Thủy đạc Quốc tế.Phía Ấn Độ đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam đối với việc Ấn Độ tái cử vàoNhóm II của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
31. Hainhà lãnh đạo hoan nghênh việc ký kết một số thỏa thuận và Bản ghi nhớ song phươngtrong chuyến thăm và đề nghị các cơ quan hữu quan khởi động các bước nhằm sớmtriển khai các thỏa thuận này một cách đầy đủ. Các văn kiện được ký kết trongchuyến thăm bao gồm: Hiệp định Vận chuyển Hàng không, Bản ghi nhớ về thành lậpPhòng thí nghiệm phục hồi dữ liệu điện tử Indira Gandhi tại Hà Nội, Thỏa thuậnvề bảo vệ tương hỗ trao đổi thông tin mật, Bản ghi nhớ giữa hai Bộ Tài chính,Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Hội đồng Nghiên cứu và Côngnghiệp Ấn Độ, Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Chính trị - Hành chính Quốcgia Hồ Chí Minh và Viện Quản lý Ấn Độ, Bangalore, Bản Ghi nhớ hợp tác Dầu Khígiữa PetroVietnam và Công ty OVL Ấn Độ, Bản ghi nhớ về Dự án nhiệt điện LongPhú II giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tập đoàn Tata.
32. Hainhà lãnh đạo hai nước đã có các cuộc trao đổi trong không khí thân mật, nồng ấmvà hữu nghị. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chân thành cảm ơn Chính phủ vànhân dân Ấn Độ về lòng mến khách và sự đón tiếp nồng hậu dành cho Tổng Bí thưvà đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa ẤnĐộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời Thủ tướng Manmohan Singh thăm Việt Namvào thời gian thuận tiện cho cả hai bên. Thủ tướng đã vui vẻ nhận lời, thờigian chuyến thăm sẽ được thu xếp qua đường ngoại giao.
Theo TTXVN