Cuộc phỏng vấn với ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB diễn ra vào một chiều muộn sau 2 lần lỡ hẹn. Lần thứ nhất do ông Hiển công tác nước ngoài và lần thứ hai do ông có cuộc họp đột xuất lúc chiều muộn. Lúc tôi qua văn phòng đã hơn 4 giờ chiều,ầuHiểnmuốnconcáipháttriểntựnhiêltd bd tbn lúc này ông vừa dùng vội bữa trưa. Vẫn dáng vẻ tất bật thường thấy nhưng ông lại bắt đầu câu chuyện rất từ tốn và chậm rãi, việc lựa chọn ngôn từ cũng vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận. -Vừa quản lý ngân hàng, vừa quản lý doanh nghiệp và tham gia vào nhiều hoạt động đầu tư khác, một ngày của ông có khác nhiều so với mọi người hay không? Ông Đỗ Quang Hiển: Nhìn chung thì tôi cũng như mọi người, chỉ có là với tôi thì tối về muộn hơn và ăn uống thất thường hơn thôi (cười). Như ngày hôm nay thì 4 giờ chiều tôi mới bắt đầu ăn trưa vì có cuộc họp quan trọng vào buổi trưa. Tối thì 11-12 giờ khuya mới về ăn tối. Tôi nghĩ, giờ giấc sinh hoạt như vậy cũng có khác với nhiều người. -Bận rộn như vậy, ông có thời gian dành cho bản thân và gia đình không? Tôi thì không có nhiều thời gian, nhưng gia đình có ý nghĩa quan trọng. Chẳng hạn như Chủ nhật nếu không đi công tác thì sáng Chủ nhật cả nhà đi ăn sáng. Hay là Tết, ví dụ như Tết Dương, thì mồng 1, mồng 2, cả nhà đi du lịch. Hoặc mùa hè cũng sắp xếp được một số ngày để đưa gia đình đi đây đi đó… Bận rộn thật đấy, nhưng tôi luôn cố gắng sắp xếp làm sao để có thời gian cho vợ và các con, cũng như có sự chia sẻ với các thành viên trong gia đình mình. -Với các con trai, ông có định hướng về tương lai, sự nghiệp cho các con..? Thực sự thì với con cái, điều đầu tiên là mong muốn các con khỏe mạnh, thứ hai là ngoan, thứ ba là học hành đến nơi đến chốn, thứ tư là các con có được tính tự lập, từ đó sẽ hội tụ được những tố chất, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Lúc đó, nghề sẽ chọn người, chứ tôi không can thiệp sâu. Tôi không bắt ép các con phải đi theo định hướng, con đường của mình, không muốn con phụ thuộc vào tư duy của cha mẹ. Ngay như bản thân tôi, tôi học về khoa học tự nhiên (vật lý), ra trường làm nhà nghiên cứu, nhiều năm sau chuyển sang kinh doanh, và kinh doanh nhiều lĩnh vực. Tôi muốn để con cái phát triển tự nhiên, theo tư duy, sở thích, sở trường, rồi các con sẽ chọn lựa được cho mình nghề nghiệp phù hợp. -Có nhiều chủ doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị cho thế hệ lãnh đạo kế cận. Ông nhìn nhận, đánh giá như thế nào về thế hệ thứ hai? Tôi nghĩ thế hệ trẻ thứ hai bây giờ tốt hơn thế hệ thời chúng tôi rất nhiều. Họ được tiếp cận với môi trường chuyên nghiệp, với những tư duy mới và họ độc lập về suy nghĩ, tư tưởng trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh. -Là một doanh nhân từng trải với thương trường, ông quan niệm ra sao về khát vọng làm giàu của người trẻ hiện nay? Đã là doanh nghiệp, doanh nhân thì dù trẻ hay già, khát vọng làm giàu là chính đáng! Điều này hoàn toàn rất tốt. Anh làm giàu cho bản thân, cho gia đình thì anh mới làm giàu cho đất nước được! Cho nên nguyện vọng làm giàu ở thời nào cũng cần được ghi nhận và khuyến khích. Cá nhân giàu mới góp phần phát triển đất nước, như Bác Hồ nói “dân giàu, nước mạnh”. Thế nhưng, việc làm giàu cần mang tính bền vững, nên làm giàu bằng tri thức. Nghĩa là phải có nền tảng căn bản, được đào tạo, có phương pháp, tư duy mang tính chuyên nghiệp… và cũng phải có niềm đam mê, say mê, chí tiến thủ trong nghề nghiệp. Chí tiến thủ ở đây không những là chí làm giàu mà còn là ý chí trong phát triển chuyên môn, nghiệp vụ. Mỗi người ở một vị trí công việc khác nhau, không chỉ có chí làm giàu mà còn phải khẳng định được uy tín chuyên môn của bản thân. (Theo Trí thức trẻ/ cafebiz) XEM THÊM: >> Cách dạy con kiểu "Cộng hòa" của Donald Trump
>> Phó giáo sư dạy con trai "cưa đổ các nàng"
>> Phát hoảng cách dạy con làm lãnh đạo
>> Bài học dạy con từ toilet thức tỉnh hàng ngàn cha mẹ Việt
>> Cách dạy con của một kiến trúc sư tài hoa