Bệnh nhân là chị N.T.H.N,ổliêntiếplầnsảnphụthoátcửatửnhờquyếtđịnhcủabácsĩlazio – verona 41 tuổi, Hà Nội. Chị đã có 4 bé gái, 1 bé trai, mỗi bé cách nhau 2 năm, đều chào đời bằng phương pháp sinh mổ và khỏe mạnh.
Khác với những lần trước, khi mang thai đứa con thứ 6, chị N. gặp biến chứng nghiêm trọng. Vào tuần thứ 21 của thai kỳ, chị được chẩn đoán mắc rau tiền đạo và rau cài răng lược. Hai tuần sau, chị lại phát hiện mắc thêm tiểu đường thai kỳ.
Đến tuần thứ 33, chị N. nhập viện trong tình trạng đau bụng, ra máu ồ ạt và có cơn co tử cung, tiên lượng xấu, có thể phải mổ lấy thai. Bác sĩ khoa Sản bệnh (A4) xử lý cầm máu và cắt được cơn co tử cung cho thai phụ.
Tới tuần thứ 35, bánh rau đã ăn sâu vào bàng quang và toàn bộ đoạn dưới tử cung, gây chảy máu ồ ạt. Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trần Ngọc Đính, Trưởng khoa Tự nguyện D5, cùng ê-kíp nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để mổ lấy thai nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Ca mổ diễn ra với nhiều khó khăn, do các mạch máu dưới tử cung tăng sinh và dính vào thành bụng trước, gây mất máu nghiêm trọng. Các bác sĩ phẫu thuật đã cắt tử cung bán phần, giữ lại hai buồng trứng cho người phụ nữ này.
Quyết định phẫu thuật kịp thời của các bác sĩ đã giúp ca mổ thành công. Bé trai nặng 3,7kg chào đời khỏe mạnh. Sau phẫu thuật, tình trạng của mẹ và bé đều ổn định.
Mới đây, nhóm bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương phẫu thuật lấy thai cho người phụ nữ cũng ở Hà Nội sinh mổ tới lần thứ 7. Trước đó, năm 2021, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mổ đẻ và triệt sản cho sản phụ sinh năm 1988 ở Hà Nội mang thai lần thứ 6. Tổng cộng người phụ nữ này sinh mổ 6 lần trong 10 năm.
Sinh mổ là phương pháp tối ưu làm giảm nguy cơ tai biến, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi nếu mẹ gặp phải các vấn đề bất thường như bệnh lý tim mạch, biến chứng thai kỳ, thai nhi quá lớn hoặc thai suy trong lúc chuyển dạ.
Nhược điểm của sinh mổ là mức độ phục hồi của mẹ sẽ lâu và đau hơn so với sinh thường. Nếu không được vệ sinh, chăm sóc kỹ, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, viêm bàng quang, rau cài răng lược vào sẹo mổ cũ có thể xảy ra trong lần mang thai tiếp theo. Sinh mổ càng nhiều lần thì người mẹ càng dễ gặp biến chứng trong lần mang thai và sinh con sau, như nhau tiền đạo, nhau bong non, rau cài răng lược, vỡ tử cung, gây khuyết sẹo mổ lấy thai...
Chuyên gia khuyến cáo chỉ nên áp dụng biện pháp sinh mổ tối đa 3 lần, còn lại phải dựa vào kết quả đánh giá sức khỏe, tiền sử y tế của mẹ. Đặc biệt, khoảng cách lần mang thai tiếp theo sau khi sinh mổ cần đảm bảo ít nhất 2 năm. Mang thai sớm hơn 12 tháng sẽ làm tăng nguy cơ sinh non.