Tờ Digitimesvừa trích dẫn nguồn tin cho biết,ùngchiêutròépđốitácTrungQuốcgiảmchiphítỷ số elche các nhà cung cấp phần cứng cho iPhone, iPad đang đối mặt với áp lực cắt giảm chi phí từ chính Apple, trong đó có cả những đối tác lớn như Foxconn và Pegatron. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu smartphone trên toàn thế giới đang có dấu hiệu chậm lại. Táo khuyết đang tìm thêm đối tác nhằm giảm giá thành sản phẩm. Báo cáo mới đây khẳng định, Sharp sẽ tham gia cạnh tranh với Samsung và LG để sản xuất màn hình OLED dự kiến trang bị trên thế hệ iPhone trong tương lai. Hiện nay, công ty công nghệ thông tin tại Đài Loan Largan Precision đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ Kantatsu của Nhật Bản về các đơn hàng mô-đun máy ảnh, trong khi Foxconn và Pegatron cũng gặp tình trạng tương tự do Apple mở rộng thêm đối tác ODM (nhà sản xuất thiết kế gốc) như Wistron để sản xuất iPhone. Các nhà sản xuất mạch in (PCB) Đài Loan cũng đang đối mặt với áp lực lớn để giành đơn hàng của Apple, đòi hỏi phải cắt giảm chi phí đáng kể. Cho đến nay, chỉ có những đơn vị cung cấp bảng mạch in uốn cong (FPCB) như ZDT và Flexium Interconnect vẫn giữ nguồn thu ổn định. Để giảm thiểu tác động, những công ty này đã tích cực mở rộng đơn hàng từ đối tác khác, đồng thời hoàn thiện công nghệ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm để tạo khoảng cách với đối thủ cạnh tranh. Trong báo cáo kinh doanh mới đây, nhà sản xuất xuất chip Imagination Technologies công bố tình trạng thua lỗ 81 triệu USD trên tổng doanh thu 158 triệu USD. Đây là công ty thiết kế GPU dùng để tạo ra thế hệ chip A9 và A9X của Apple. “Trong nửa đầu năm tài khóa 2016, chúng tôi thấy rõ tình trạng suy giảm mạnh trên thị trường bán dẫn. Điều này gây ra do doanh số bán smartphone yếu, cộng thêm tác động từ suy thoái kinh tế và các kho hàng tồn kho ở Trung Quốc”, nội dung đánh giá của IT nêu rõ Apple là cổ đông của Imagination Technologies . Hồi tháng Ba, xuất hiện tin đồn Táo khuyết đang đàm phán để nắm quyền kiểm soát công ty. Phía Apple sau đó xác nhận có tham gia cuộc đàm phán nhưng khẳng định chưa đưa ra lời đề nghị mua lại. Nhu cầu cắt giảm giá thành của Apple là rất rõ ràng. Điều này tác động mạnh tới các nhà sản xuất linh kiện từ Nhật Bản. Trung Quốc có lợi thế về giá, nhưng các công ty tại đây lại thiếu ổn định về tài chính, chất lượng sản phẩm và năng suất. Những yếu kém này phần nào tạo điều kiện cho Đài Loan vươn lên trở thành đối tác quan trọng của Apple.Các đối tác của Apple bị gây sức ép cắt giảm chi phí. Ảnh: 9to5mac. Các đơn hàng smartphone giảm là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ảnh: Engadget.