Nhận định trên được bà Samia Melhem,áchthứclớntrongpháttriểnChínhphủsốkhôngnằmởcôngnghệmàởconngườsố liệu thống kê về real madrid gặp ac milan Trưởng nhóm kỹ thuật số, WB đưa ra trong phiên thảo luận chuyên đề “Chính phủ số cho những điều tốt đẹp” trong khuôn khổ Diễn đàn Internet Việt Nam 2019-VIF19 mới đây.
Bà Samia Melhem - Trưởng nhóm kỹ thuật số, WB (thứ hai từ trái sang) cùng các diễn giả khác trao đổi tại phiên thảo luận chuyên đề “Chính phủ số cho những điều tốt đẹp”. |
Cũng tại phiên thảo luận này, ông Kim Andreasson - Tư vấn DAKA nhấn mạnh, công nghệ số đang đem lại những chuyển đổi mạnh mẽ trong xã hội. "Chính phủ cũng như khu vực công, khu vực tư, các khu vực doanh nghiệp và cả người dân đều cần phải sẵn sàng trong quá trình chuyển đổi số. Điều quan trọng là các Chính phủ cần tận dụng được những lợi ích của các hệ thống số để thúc đẩy các quy trình, xây dựng một Chính phủ điện tử, một Chính phủ số”, ông Kim Andreasson nhấn mạnh.
Lý giải cho câu hỏi “Việt Nam đang ở đâu trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử?”, ông Kim Andreasson cho hay, qua các báo cáo của WB, Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đạt được nhiều tiến triển. Còn theo đánh giá và xếp hạng về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, Việt Nam đứng thứ 88/193 quốc gia - vị trí trung bình giữa các quốc gia đang phấn đấu xây dựng Chính phủ điện tử.
“Thời gian gần đây, chúng tôi rất vui mừng khi thấy Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đã chủ động và tích cực trong việc thúc đẩy Việt Nam hướng tới con đường phát triển Chính phủ điện tử, đã thành lập ra Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, đã ban hành Nghị quyết, các Nghị định của Chính phủ để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng Chính phủ điện tử. Đó là nền tảng để Việt Nam có thể đạt được những tiến triển trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử”, ông Kim Andreasson bình luận.
Là người đã có hơn 25 năm làm việc liên quan đến chính phủ điện tử, bà Samia Melhem - Trưởng nhóm kỹ thuật số, WB cũng cho rằng, đã có rất nhiều điều thay đổi trong thời gian qua để giúp các cơ quan hành chính công phục vụ tốt hơn người dân, thay đổi toàn bộ cách tiếp cận của Chính phủ - chuyển sang cách tiếp cận lấy người dân làm Trung tâm, lấy người dân để phục vụ. “Đó là những điều tôi đã cảm nhận thấy ở Việt Nam khi tôi đến làm việc từ tháng 7/2018. Tôi thấy tốc độ của Chính phủ Việt Nam để tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử hiện nay đang diễn ra hết sức nhanh chóng”, bà Samia Melhem nhận xét.
Theo vị chuyên gia WB, câu hỏi đặt ra cho câu chuyện xây dựng Chính phủ điện tử của Việt Nam hiện nay là “Làm thế nào để có thể đẩy nhanh hơn nữa quá trình này, để thúc đẩy toàn bộ hệ thống, thúc đẩy sử dụng ngân sách một cách hiệu quả, đầu tư để tận dụng được các công nghệ sáng tạo, để thúc đẩy toàn bộ quá trình xây dựng Chính phủ điện tử một cách hiệu quả và chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và tận dụng được trí tuệ, công sức của các cơ quan, của mọi người vào mục đích xây dựng một Chính phủ số?”.
(责任编辑:Cúp C2)